Xử lý vi phạm trong xây dựng

Tháng 5 năm 2013 gia đình tôi có xây một ngôi nhà 2,5 tầng (nhà ở nông thôn, cạnh tỉnh lộ ). Khi xây tôi không báo với UBND xã để xin giấy phép xây dựng. Khi xây nhà, tôi đã xây lấn ra đất mương tiêu nước của tập thể về phía sau nhà là 15,75 m2. Khi tôi làm móng, UBND xã đã cho người đến lập biên bản, yêu cầu tôi không được thi công trên phần đất mương của tập thể. Tuy nhiên, vì tôi đã chót đóng cọc móng rồi, nên tôi vẫn thi công. Từ đó cho đến khi tôi làm nhà xong, UBND xã không xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu tháo dỡ. Đến cuối tháng 12/2014 và đầu tháng 1/2015, tập thể đào lại con mương này thì UBND xã thông báo và yêu cầu tôi tháo dỡ phần diện tích nhà đã xây lấn ra đất mương. UBND xã đã xử phạt hành vi vi phạm hành chính của tôi 2 triệu đồng (tôi chưa nộp phạt ). Vậy xin hỏi luật sư, tôi vi phạm từ tháng 5/2013 đến tháng 1/2015 UBND xã mới có thông báo và xử phạt hành chính thì có đúng không? Nếu tôi bị xử phạt thì theo quy định của Luật Xây dựng hay Luật Đất đai? Mức phạt là bao nhiêu? Nếu phải cưỡng chế thì ai có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình nhà ở cao tầng

Theo Nghị định 102/2014 ngày 10/11/2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và Nghị định số 121/2013 ngày 10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000đ đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, quản lý phát triển nhà và công sở là 2 năm. Từ quy định nêu trên thì gia đình anh xây dựng trái phép và lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình (mương thoát nước của tập thể) là vi phạm quy định trong lĩnh vực xây dựng và bị xử phạt theo Nghị định 121/2013 và thời hiệu xử phạt là 2 năm. Do đó viêc xử phạt của UBND xã là đúng quy định và việc ra quyết định cưỡng chế tháo rỡ là chủ tịch UBND huyện và chuyển cho UBND xã thi hành.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
1,197 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào