Đóng cả bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc sẽ được tính thế nào?

Em công tác tại UBND xã hơn 10 năm, từ năm 1999 em được tham gia đóng BHXH bắt buộc theo NĐ 09 thời gian được 4 năm 6 tháng. Đến đầu năm 2004 thì bị cắt bảo hiểm do Nghị định mới 121 và 141 quy định cán bộ không chuyên trách không đóng BHXH bắt buộc nữa. Nhưng đến năm 2011 lại có cơ chế mới là cán bộ không chuyên trách được tham gia tự nguyện, song không hiểu sao BHXH lại hướng dẫn kế toán xã làm sổ mới mà không làm tiếp vào sổ cũ, nên một số cán bộ đã chuyển công tác và một số thôi việc muốn rút BHXH thì phòng BHXH huyện bảo phải lấy hai sổ (sổ chính và sổ tự nguyện) lên tỉnh nhập lại thành 1 sổ mới rút được. Khi kế toán xã gửi đi để nhập lại hơn 1 năm thì phòng BHXH huyện trả lại bảo không nhập được, về rút từng sổ một và đến rút bảo hiểm lần thứ 2 thì lại không cho rút bảo phải nhập 2 sổ lại. Như vậy cái nào mới hợp lệ xin luật gia trả lời giúp? Việc thứ hai là, khi tham gia BHXH thì khai theo chứng minh nhân dân nhưng khi rút BHXH thì CMND lại quá 15 năm không giải quyết, là do các giấy tờ như hộ khẩu và CMND được điều chỉnh cho khớp với khai sinh. Đến BHXH huyện thì được trả lời là phải lên BHXH tỉnh để điều chỉnh lại tên đệm. Hiện tại em đã xin thôi việc có nhất thiết phải điều chỉnh tên không? Em thấy có công văn điều chỉnh nhân thân của người tham gia BHXH: Nếu có đơn xác nhận của cơ quan nơi người tham gia BHXH công tác xác nhận và có bản cam kết của người đó được cơ quan xác nhận 2 người trên là một thì có được coi là hợp lệ không? Xin luật gia hướng dẫn giúp em trong trường hợp này cách nào mới được giải quyết BHXH?

Vì các chị có thời gian đóng BHXH bắt buộc và thời gian đóng BHXH tự nguyện nên BHXH hướng dẫn các thủ tục làm hai loại sổ là đúng. Việc hướng dẫn của BHXH tỉnh hoặc huyện về việc tách ra, nhập vào hoặc rút sổ về thì bạn phải trực tiếp đến BHXH hỏi và sẽ được hướng dẫn cụ thể theo quy định của BHXH ở từng địa phương. Việc cấp sổ BHXH theo Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia BHXH quy định tại Khoản 1 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội cho tổ chức BHXH. Tổ chức BHXH tiếp nhận hồ sơ, hoàn thiện các nội dung trong sổ BHXH. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người sử dụng lao động, tổ chức BHXH có trách nhiệm cấp sổ BHXH cho người lao động. Trường hợp người lao động không được cấp sổ BHXH, tổ chức BHXH phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Việc sổ BHXH của bạn sai tên đệm so với hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân và giấy khai sinh thì đây là sai sót trong khi làm sổ BHXH. Vì vậy chị cần mang các giấy tờ trên và làm đơn có chứng thực của cơ quan và đề nghị cơ quan BHXH sửa lại tên cho chị phù hợp với sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân và giấy khai sinh.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
198 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào