Xác định quốc tịch Việt Nam

Tôi sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, sau đó tôi xuất cảnh sang Camphuchia làm ăn, sau lại trở về Việt Nam sinh sống. Trong thời gian ở nước ngoài tôi sinh một người con, sau đó về nước tôi sinh hai cháu nữa. Trường hợp của tôi xin xác định quốc tịch Việt Nam cho con tôi (sinh ở camphuchia) thì luật quy định như thế nào?

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 97/2014 ngày 17/10/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam như sau: Trong trường hợp cơ quan đại diện thấy chưa đủ căn cứ tin cậy để xác định quốc tịch Việt Nam thì thực hiện như sau: Đối với trường hợp người yêu cầu xác định quốc tịch sinh ra tại Việt Nam và đã có thời gian thường trú tại Việt Nam: Cơ quan đại diện nghiên cứu, so sánh thông tin trên tờ khai với thông tin trên giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu thấy có thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó (như giấy tờ có ghi họ tên Việt Nam; nơi sinh, nơi đã đăng ký hộ tịch ở Việt Nam; cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ quan, tổ chức đã làm việc, địa chỉ đã cư trú ở Việt Nam trước khi xuất cảnh; họ tên, địa chỉ thân nhân ở Việt Nam) thì gửi văn bản kèm theo các giấy tờ đó cho Bộ Ngoại giao để đề nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp xác minh theo quy định. Sau khi nhận được kết quả xác minh và thấy có căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam, cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký là người đó có quốc tịch Việt Nam; việc cấp hộ chiếu hoặc cấp trích lục về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định. Trường hợp cơ quan trong nước không có căn cứ để xác định quốc tịch thì cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu xác định quốc tịch biết là không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam của người đó. Đối với trường hợp người yêu cầu xác định quốc tịch sinh ra ở nước ngoài và chưa bao giờ thường trú tại Việt Nam: Cơ quan đại diện nghiên cứu các giấy tờ về nhân thân và các giấy tờ khác liên quan kèm theo, nếu có những thông tin là cơ sở để xác minh quốc tịch Việt Nam của người đó thì tiến hành phỏng vấn, kiểm tra hoặc xác minh để làm rõ. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả phỏng vấn, xác minh, nếu có căn cứ xác định quốc tịch Việt Nam, cơ quan đại diện ghi vào sổ đăng ký là người đăng ký có quốc tịch Việt Nam; việc cấp hộ chiếu hoặc cấp trích lục về việc người đó đã được xác định có quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định. Trường hợp không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam, cơ quan đại diện trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu xác định quốc tịch biết là không có căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam của người đó. Trên đây là quy định của luật về xác định quốc tịch Việt Nam. Anh cần mang các giấy tờ lên cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào