Nhận con nuôi từ trung tâm nuôi trẻ mồ côi như thế nào?
Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật này về trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng cần tìm gia đình thay thế mà không phải là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, thì cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách trẻ em (danh sách 1) xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp để thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong phạm vi địa bàn tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo và trẻ em từ 5 tuổi trở lên hoặc có hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế, cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ và danh sách riêng (danh sách 2) xin ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi gửi cho Sở Tư pháp. Nếu trẻ em có đủ điều kiện cho làm con nuôi, Sở Tư pháp xác nhận theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 của Nghị định 19 và gửi hồ sơ kèm theo danh sách cho Cục Con nuôi để thông báo cho người nhận đích danh trẻ em làm con nuôi. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận làm con nuôi, thì cơ sở nuôi dưỡng có trách nhiệm cấp 1 bộ hồ sơ của trẻ em cho người nhận con nuôi và xóa tên trẻ em trong danh sách quy định. Hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định như sau: Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 1 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại (Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi). Trường hợp người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi không thuộc diện quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi và không cùng thường trú tại một địa bàn xã, thì việc xác nhận về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi được thực hiện như sau: Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì văn bản về hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi do UBND cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận. Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi. Trên đây là một số quy định của pháp luật về thủ tục nhận nuôi con nuôi. Bạn nghiên cứu vận dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?