Trường hợp không được hưởng trợ cấp thai sản
Tại Khoản2, Điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc quy định:
Trường hợp lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật BHXH (trong đó Điều 31 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con; Điều 32 quy định về thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi; Điều 34 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi và khoản 1 Điều 35 quy định về thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH).
Như vậy, trường hợp nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi khi đi khám thai (Điều 29 Luật BHXH); khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu (Điều 30 Luật BHXH) và khi thực hiện các biện pháp tránh thai (Điều 33 Luật BHXH), không có quy định được hưởng chế độ thai sản.
Với quy định trên, trường hợp của bà Nguyễn Thị Hoa đã nghỉ việc sau đó bị sẩy thai thì không được hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?