Bệnh phải chữa trị dài ngày, chuyển viện thế nào?
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 13 Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, trường hợp người bệnh đến khám lại theo yêu cầu điều trị của cơ sở y tế tuyến trên không qua cơ sở đăng ký ban đầu, thì phải xuất trình các giấy tờ quy định (như thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh) và phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế. Mỗi giấy hẹn chỉ có giá trị sử dụng một lần theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Như vậy, Bệnh viện Nhi trả lời bà Linh là đúng quy định.
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ban hành theo Thông tư số 34/2013/TT-BYT là cơ sở xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau cho người lao động, không điều chỉnh đối với giấy chuyển viện/giấy hẹn tái khám.
Để giảm bớt thủ tục hành chính và đảm bảo hơn nữa quyền lợi cho người bệnh có BHYT, BHXH Việt Nam đã đề nghị liên bộ xem xét quy định danh mục các bệnh mãn tính, điều trị dài ngày được sử dụng giấy hẹn tái khám có thời hạn trong trường hợp bệnh viện tuyến dưới không đủ khả năng chuyên môn để điều trị đối với các bệnh này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?