Lỡ tay trộm điện thoại có phải ngồi tù?

Em có 1 người bạn năm nay 24 tuổi , bạn em nó chơi net đêm nó thấy cái điện thoại của người ngồi kế bên nên nổi lòng tham lấy về bán , khi nó lấy thì camera quay lại được hình của nó, công an cũng có mời nó lên vài lần rồi cũng thả về , nhưng lần này mời nó lên rồi gửi giấy bắt người xuống, luật sư cho emhỏi nếu phải ngồi tù thì nó ở bao lâu? Nó chỉ mới bị bắt lần đầu chưa có tiền án, tiền sự gì hết ạ.

Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Do bạn không nêu rõ giá trị của chiếc điện thoại mà người bạn này trộm cụ thể là bao nhiêu nên chúng tôi không thể khẳng định chính xác trong trường hợp này người bạn của bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự không hay chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Khoản 1 điêu 138 bộ luật hình sự (BLHS) về tội trộm cắp tài sản như sau:

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Theo đó, người bạn này chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu chiếc điện thoại kia có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng (trường hợp còn lại bị loại trừ vì người này – như thông tin bạn cung cấp chưa có tiền án, tiền sự).

Căn cứ hướng dẫn tại thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001, tình tiêt “gây hậu quả nghiêm trọng” được xem xét bao gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và các thiệt hại phi vật chất. Gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản là một trong các trường hợp sau: (a) Làm chết một người; (b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; (c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%; (d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100%, nếu không thuộc các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a.2 và a.3 trên đây; (e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật từ 31 % đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; (f) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội… Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Qua thông tin bạn trình bày, người bạn kia chỉ trộm tài sản chứ không gây ra hậu quả nào khác nên như đã trình bày ở trên. Do đó nếu chiếc điện thoại đó có giá trị trên hai triệu đồng thì người này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều 138 nêu trên. Theo đó, hình phạt có thể đươc áp dụng đối với hành vi này là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Việc áp dụng hình phạt và mức phạt cụ thể thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng xét xử căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả gây ra cũng như các tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội… do đó chúng tôi không thể đưa ra khẳng định chính xác là bạn của bạn có thể bị phạt tù hay không và thời hạn là bao lâu. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, bạn của bạn không nhất thiết sẽ bị phạt tù mà vẫn có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, hoặc được hưởng án treo.

Trường hợp chiếc điện thoại có giá trị dưới hai triệu đồng thì người này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1, khoản 3 điều 15 nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào