Đề xuất sửa đổi chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
Sau khi sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1965/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg, trong đó có việc nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho người học, bổ sung thêm đối tượng.
Theo đó, quy định trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiên các chính sách, chương trình, dự án, đề án sử dụng ngân sách Nhà nước có hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn phải chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn và phải báo cáo Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg về kế hoạch, kinh phí, kết quả, hiệu quả thực hiện.
Điều chỉnh nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho người lao động nông thôn tham gia học nghề thuộc diện người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất nông nghiệp, người khuyết tật từ 15.000 đồng/người/ngày thực học lên mức 25.000 đồng/người/ngày thực học và bổ sung việc hỗ trợ tiền ăn đối với người thuộc hộ cận nghèo.
Việc nâng mức hỗ trợ tiền ăn và tiền đi lại cho lao động nông thôn tham gia học nghề là cần thiết, tuy nhiên do việc cân đối ngân sách thực hiện Đề án năm 2014 và những năm tiếp theo dự kiến rất khó khăn. Do đó, Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt những nội dung sửa đổi, bổ sung này. Các địa phương, tùy theo điều kiện, huy động ngân sách địa phương và các nguồn khác bổ sung thêm tiền ăn và tiền đi lại cho lao động nông thôn tham gia học nghề.
Để tổ chức dạy nghề có hiệu quả, các địa phương nghiêm túc quán triệt và thực hiện nguyên tắc: Địa phương phải phê duyệt quy hoạch sản xuất, quy hoạch nhân lực, làm cơ sở để triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn. Triển khai quyết liệt việc đào tạo gắn với yêu cầu sản xuất của địa phương, chú trọng yếu tố thực hành, hướng đến có việc làm và tiêu thụ sản phẩm. Không tổ chức dạy và học khi người lao động không dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học.
Giao UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc hỗ trợ học nghề lần 2 đối với trường hợp lao động nông thôn đã được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg, nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan.
Bỏ đối tượng ưu tiên là lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, thay bằng lao động nông thôn thuộc hộ cận nghèo khi xem xét để hỗ trợ học nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?