Không hạn chế việc nhập khẩu thép loại hai

Doanh nghiệp của ông Huỳnh Văn Tường (TP Hồ Chí Minh) kinh doanh nhập khẩu các mặt hàng thép tấm, thép cuộn loại hai từ Nhật Bản để cung cấp cho các cơ sở sản xuất mặt hàng dân dụng, công nghiệp và sản xuất phục vụ xuất khẩu. Theo phản ánh của ông Tường qua Cổng TTĐT Chính phủ, kể từ ngày 1/6/2014, Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu của liên Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ có hiệu lực thi hành, sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu thép loại hai. Ông Tường cho rằng, quy định về quản lý chất lượng thép nhập khẩu theo Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN trước mắt chỉ nên áp dụng đối với thép xây dựng, còn với các loại thép phục vụ sản xuất hàng dân dụng, công nghiệp và sản xuất xuất khẩu, trong đó có mặt hàng thép loại hai của chủng loại này chưa nên áp dụng. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Tường đề nghị cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Đối với thép loại hai (Secondary) nhập từ các nước, Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN không hạn chế việc nhập các loại thép này. Tuy nhiên, để nhập được thép loại hai vào Việt Nam đề nghị các doanh nghiệp phân loại cụ thể theo từng chủng loại và tương ứng với từng chủng loại đó là Tiêu chuẩn áp dụng (Tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam - TCVN, tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực) làm cơ sở để tổ chức đánh giá sự phù hợp kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm.

Trường hợp doanh nghiệp không phân loại được theo từng chủng loại thì sẽ đưa vào quản lý như đối với thép phế liệu (Thông tư liên tịch34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Quy định thời gian lưu kho, lưu bãi khi hàng về đến cảng

Theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính về đưa hàng về kho bảo quản thì doanh nghiệp có thể đưa hàng về kho của nhà máy để bảo quản dưới sự giám sát của hải quan và cơ quan kiểm tra chất lượng thép (Hàng hóa này không được đưa ra lưu thông trên thị trường nếu như chưa hoàn tất các thủ tục kiểm tra chất lượng). Vì vậy, doanh nghiệp có thể giảm được chi phí lưu kho, bãi.

Về kiểm tra chất lượng thép: Có 2 hình thức kiểm tra là kiểm tra tại nguồn hoặc kiểm tra theo lô hàng hóa, doanh nghiệp có quyền lựa chọn một trong hai hình thức này để đăng ký kiểm tra. Nếu số lượng nhập khẩu ít thì nên đăng ký theo lô. Số lượng nhập khẩu lớn và nguồn cung ổn định thì nên đăng ký kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu tại nguồn (Mức chi cho Đoàn kiểm tra tại nguồn theo quy định t

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào