Quy định về hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

Ông Thạch Hưng, thay mặt một số hộ dân ở Đăk Lắk xin hỏi Báo Nông nghiệp Việt Nam về một số chính sách mới đối với hộ gia đình thuộc vùng khó khăn khi được Nhà nước giao đất rừng (nhận khoán bảo vệ và trồng rừng) được hỗ trợ về tiền, gạo, được vay vốn như thế nào? Trách nhiệm của chính quyền xã, của ban quản lý giao khoán như thế nào, để nhân dân chúng tôi biết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Nghị định số 75/2015 ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2010 quy định về hỗ trợ khoán bảo vệ rừng như sau: Đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ là diện tích rừng Nhà nước giao cho ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý. Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND xã, phường, thị trấn quản lý. Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ là: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn. Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tối đa là 30 ha một hộ gia đình. +Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán: Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000đ/ha/năm. Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước. +Trách nhiệm, quyền hạn của người giao khoán: Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, công ty lâm nghiệp, UBND cấp xã quản lý đối tượng rừng theo quy định và thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; lập dự toán, tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ theo quy định cho đối tượng nhận khoán. Đối với hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng thì được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức và thời gian trợ cấp, nhưng tối đa không quá 7 năm. +Về chính sách tín dụng: Căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, ngoài số tiền được hỗ trợ quy định nêu trên để trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ, hộ gia đình được Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng NN-PTNT cho vay không có tài sản bảo đảm phần giá trị đầu tư còn lại như sau: - Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000đ/ha. - Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm. Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này. Thời hạn trả gốc và lãi một lần khi khai thác chính..

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào