Không điều trị nội trú cũng có thể chuyển tuyến KCB
Theo quy định của Bộ Y tế, khi quá khả năng KCB thì cơ sở KCB tuyến dưới chuyển người bệnh lên tuyến trên. Về nguyên tắc, người bệnh không nhất thiết phải vào điều trị nội trú rồi mới được chuyển tuyến trên, mà có thể chuyển ngay từ phòng khám.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại khoản b, Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở KCB tuyến dưới có thể chuyển người bệnh vượt tuyến nếu tuyến liền kề không cung cấp được dịch vụ đáp ứng việc KCB cho người bệnh.
Việc chuyển người bệnh lên tuyến trên do cơ sở KCB quyết định, vì vậy bà An cần hỏi trực tiếp bác sĩ khám và điều trị cho mình về vấn đề này.
Hiện tại, các Bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới là các cơ sở điều trị tốt bệnh viêm gan virut. Khi bà An lên tuyến Trung ương điều trị, nếu xuất trình thẻ BHYT đúng quy định, sẽ được quỹ BHYT thanh toán 30% chi phí trong phạm vi quyền lợi BHYT.
Thời gian điều trị (ngoại trú hoặc nội trú) do bác sĩ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?
- Chi phí lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hiện nay là bao nhiêu?