Quy định về thành lập Hội đồng hương

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Thế Lực (Tây Ninh) phản ánh, theo ông Lực hiểu thì việc thành lập Hội đồng hương được thực hiện theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Sở Nội vụ là nơi trực tiếp hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ, trình UBND tỉnh để ra quyết định thành lập, Hội có con dấu riêng. Tuy nhiên, ngày 25/1/2011, Bộ Nội vụ có văn bản số 243/BNV-TCPCP hướng dẫn thực hiện một số vướng mắc về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo nội dung văn bản "Nghị định 45/2010/NĐ-CP không quy định hội đồng hương, cùng họ tộc, dòng họ. Vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định 45/2010/NĐ-CP cho phép thành lập hội đồng hương, hội tộc họ, dòng họ là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành". Căn cứ hướng dẫn trên, Sở Nội vụ các địa phương đã không tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng hương. Ông Lực cho rằng, việc thực hiện như vậy là chưa đúng quy định. Ông Lực đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, hiện cơ quan nào công nhận tính pháp lý của Hội đồng hương? Những Hội đồng hương đã được UBND tỉnh ra quyết định thành lập sẽ được giải quyết như thế nào?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định, Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Nghị định 45/2010/NĐ-CP không quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động của hội đồng hương, họ tộc, dòng họ. Do đó, việc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không xem xét, tiếp nhận việc đề nghị thành lập hội đồng hương, hội tộc, dòng họ theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP là phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.

Công dân Việt Nam cùng đồng hương, dòng họ, tộc họ có thể hoạt động theo mô hình ban liên lạc. Việc hoạt động của ban liên lạc thực hiện theo Sắc lệnh số 101/SL/L003 ngày 20/5/1957 quy định quyền tự do hội họp và Nghị định 257-TTg ngày 14/6/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định thi hành Sắc lệnh số 101/SL/L003.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
735 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào