Thương binh được hưởng đồng thời 2 chế độ nếu đủ điều kiện
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trường hợp đủ điều kiện để xác nhận là thương binh đồng thời cũng đủ điều kiện để xác nhận là người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng.
Thủ tục, hồ sơ xác nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được hướng dẫn cụ thể tại Điều 33, Điều 34 Thông tư số 05 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể như sau:
“Điều 33 Hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ.
Trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần: Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ1); Hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần; Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TĐ4).
Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần: Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ2); Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân lập bản khai (Mẫu TĐ3); Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù; Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TĐ4) hoặc trợ cấp một lần (Mẫu TĐ5).
Tại Điều 34 thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ. Trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần: Cá nhân lập bản khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú; Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận, lập danh sách kèm bản khai gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần để ra quyết định trợ cấp hàng tháng.
Trường hợp người bị địch bắt tù đày trước đây đã hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển đến địa phương khác cư trú thì phải làm thủ tục di chuyển hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cư trú hiện tại để làm thủ tục hưởng trợ cấp hàng tháng.
Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần: Cá nhân làm bản khai (trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã chết thì đại diện thân nhân lập bản khai kèm biên bản ủy quyền) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã kèm bản sao giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 33 của Thông tư này; Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra lập danh sách, kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này có trách nhiệm kiểm tra và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?