Hỏi về quyền lợi được hưởng sau khi ly hôn
Vấn đề về quyền xin ly hôn:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chỉ quy định người chồng không có quyền yêu cầu toàn án ly hôn giải quyết trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi ( trong khoản 3 Điều 51). Do vậy, người vợ vẫn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn trong khi đang có thai hay đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Khi việc tiếp tục chung sống với người chồng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bạn hoặc đứa con trong bụng bạn, thì bạn có quyền nộp đơn xin ly hôn và tòa án sẽ thụ lý và giải quyết vụ việc.
Như bạn đã trình bày, sau khi kết hôn 2 bạn đã nảy sinh mâu thuẫn và bị chồng bạo hành ngay cả khi bạn đang mang thai. Do đó có thể xem như mục đích của hôn nhân đã không đạt được cũng như quan hệ hôn nhân đã ở vào tình trạng trầm trọng. Khi yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết việc ly hôn, bạn nên cần cung cấp những chứng cứ thỏa mãn một số điều kiện như trên để Tòa án xem xét, chấp nhận yêu cầu đơn xin ly hôn của bạn.
Bên cạnh đó, việc chồng bạn có những hành vi đánh đập bạn ngay trong lúc bạn mang thai đã vi phạm quy định về xử phạt hành chính trong việc phòng, chống bạo lực gia đình được quy định trong Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013. Căn cứ vào đó, Điều 49, Điều 50 của Nghị định trên đã quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng tới 1.500.000 đồng đối với những hành vi đánh đập gây thương tích cho các thành viên gia đình.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng tới 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng những công cụ, phương tiện hoặc những vật dụng khác gây thương tích cho các thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu chữa trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hay không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân chữa trị chấn thương vì hành vi bạo lực gia đình, trừ một số trường hợp nạn nhân từ chối.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng tới 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Đối xử tồi bạc với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, hay bắt chịu rét, mặc rách, không cho hay hạn chế vệ sinh cá nhân;
+ Bỏ mặc không chăm sóc các thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, hay phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Đồng thời buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với những hành vi trên.
Vấn đề về quyền lợi sau khi ly hôn:
- Quyền về tài sản:
Hai vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung, khi không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Quyền nuôi con:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nguyên tắc như sau: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc hay nuôi dưỡng, giáo dục con hay cha mẹ có thỏa thuận khác và phù hợp với lợi ích của con hơn; và bạn có quyền yêu cầu chồng mình thực hiện những nghĩa vụ cũng như cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do 2 bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; khi không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?