Xử lý rủi ro trong phát triển thủy sản...

Anh Huỳnh Văn Cử huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xin hỏi chuyên mục về chính sách của Nhà nước lĩnh vực nuôi trồng, phát triển thủy sản, trong đó có những quy định về xử lý rủi ro trong đóng tàu cá, về cho vay vốn… Mong chuyên mục chỉ dẫn để ngư dân nắm bắt được, áp dụng trong phát triển đánh bắt thủy sản, bảo vệ biển đảo.

Căn cứ Luật Thủy sản và Nghị định số 67/2014 ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó quy định xử lý cơ chế xử lý rủi ro như sau: Các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu bị rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thì tùy theo mức độ bị thiệt hại được xử lý theo nguyên tắc sau: +Đối với chủ tàu: Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, chủ tàu được ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay trong thời gian sửa chữa tàu. Công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ chi phí sửa tàu. Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể sử dụng khai thác, việc xử lý rủi ro do ngân hàng thương mại cho vay thực hiện theo quy định. +Đối với ngân hàng thương mại cho vay: Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong thời gian sửa chữa tàu. Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể tiếp tục sử dụng khai thác, ngân hàng thương mại xử lý nợ theo thứ tự như sau: Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm; Sử dụng khoản dự phòng được trích lập đối với dư nợ cho vay chính con tàu trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã xử lý như trên nhưng vẫn chưa thu hồi đủ nợ gốc, ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể. +Chính sách cho vay vốn lưu động: Đối tượng được vay vốn là các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản. -Điều kiện vay: Là các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể. - Hạn mức vay: Tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản; Tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản. -Lãi suất cho vay: 7%/năm trong năm đầu tính từ ngày đối tượng ký kết vốn vay với ngân hàng thương mại và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh đảm bảo lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cho vay thấp nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Trên đây là một số chính sách chung về phát triển thủy sản, anh cùng bà con nghiên cứu vận dụng vào từng trường hợp cụ thể..

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
233 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào