Trường hợp nào DN vận tải bị đình chỉ khai thác tuyến?
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Hành vi xe ô tô khách chở quá số người quy định là hành vi vi phạm pháp luật đã được điều chỉnh bởi Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên, do câu hỏi của bà Hằng không có đầy đủ các thông tin như: thời gian, địa điểm, số lần vi phạm, số hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử phạt nên không thể khẳng định được hình thức “cắt tuyến, thu giữ xe” có đúng quy định không. Do vậy, bà Hằng có thể tham khảo các quy định dưới đây để xem xét, đánh giá:
Việc xử phạt hành vi chở quá số người quy định được quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 23 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP như đã nêu.
Về việc bị thu giữ xe, theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì việc bị thu giữ xe được gọi là tạm giữ phương tiện vi phạm. Việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm được quy định tại khoản 2 Điều 75 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Quy định này nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt phạm theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Về hình phạt cắt tuyến, hiện nay trong hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ không có quy định về xử lý vi phạm bằng hình thức “cắt tuyến” như bà Hằng nêu.
Tuy nhiên, trên cơ sở Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/2009/ NĐ-CP, ngày 26/12/2013 Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số55/2013/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Theo quy định tại Thông tư này thì tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ khi bị phát hiện lần đầu thì bị nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu khắc phục; trường hợp không khắc phục theo đúng yêu cầu hoặc tái phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Thông tư này (các hình thức xử lý vi phạm quy định tại Thông tư 55/2013/TT-BGTVT không thay thế cho các hình thức xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan).
Do đó, nếu bà Hằng vi phạm các quy định về trách nhiệm tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như vi phạm về việc niêm yết công khai chất lượng dịch vụ, thực hiện không đúng hành trình chạy xe theo phương án khai thác tuyến, thực hiện không đúng quy định về lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin về thiết bị giám sát hành trình… thì sẽ bị xử lý bằng hình thức đình chỉ khai thác tuyến hoặc thu hồi văn bản chấp thuận tuyến theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 của Thông tư số 55/2013/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?