Phân chia tài sản khi không có di chúc ?
Đối với những vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến tư vấn như sau:
Qua thông tin bạn nếu, chị bạn trước khi mất có nguyện vọng để lại 1 căn nhà cho vợ chồng bạn để thờ cúng. Nhưng không rõ người chị có lập di chúc hợp pháp để định đoạt di sản của mình như đã hứa với vợ chồng bạn hay không.
Đối với trường hợp người chị này có lập di chúc bằng văn bản và nhờ người khác bảo quản, hay có lập di chúc miệng (đáp ứng điều kiện trong điều 651 và 652 bộ luật dân sự 2005) khi di chúc được công khai, di sản sẽ được chia theo di chúc. Cụ thể đối với trường hợp này, nếu trong di chúc chị của bạn chỉ định vợ chồng bạn được quản lý 1 trong 2 căn nhà của chị để thực hiện việc thờ cúng thì căn nhà ấy sẽ được giao cho vợ chồng bạn quản lý và không được chia thừa kế đối với căn nhà đó – căn cứ theo quy định tại điều 670 bộ luật dân sự 2005:
Điều 670 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Đối với trường hợp người lập di chúc có để lại 1 phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được phần chia thừa kế và được giao cho 1 người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng theo di chúc hay không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng.
Đối với trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử 1 người quản lý di sản thờ cúng.
Đối với trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Đối với trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành 1 phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trường hợp chị bạn chỉ thể hiện nguyện vọng bằng lời nói với vợ chồng bạn mà không lập thành di chúc thì di sản thừa kế gồm 2 căn nhà của người chị này sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó theo quy định trong điều 676 bộ luật dân sự 2005, những người anh em ruột của chị bạn (bạn và 3 người anh chị còn lại của bạn) sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau đối với khối di sản thừa kế mà chị bạn để lại.
Hiện nay không rõ chị của bạn có để lại di chúc hay không và toàn bộ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của chị bạn đối với những di sản (2 căn nhà) đều không tìm được do đó cũng không rõ 2 căn nhà đó có còn thuộc sở hữu của người chị này hay không. Do đó thậm chí dù chị của bạn mất không để lại di chúc tuy nhiên không có những giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của chị bạn với 2 căn nhà này thì các anh chị em bạn cũng không thể tiến hành chia di sản được.
Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề của mình bạn phải tìm được di chúc và những giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất của chị bạn đối với hai căn nhà nói trên để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Mong rằng nội dung tư vấn trên có thể giải đáp phần nào vướng mắc của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?