Xử lý hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác
Căn cứ BLDS năm 2005 và BLHS năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trong trường hợp của bạn, trước tiên cần xác định, chiếc xe đạp mà bạn nhờ giữ dùm hiện nay còn hay đã bị bán, tiêu xài mất.
Nếu chiếc xe đạp vẫn còn và hiện do người bạn nhờ giữ hộ vẫn đang cất giữ nhưng không chịu giao trả, thì căn cứ vào Điều 561 BLDS năm 2005, bạn có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền yêu cầu người đó phải giao trả tài sản hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có). Ngoài ra có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt đó của bạn bạn.
Còn nếu chiếc xe đạp của bạn không còn, và có đủ cơ sở để chứng minh người được nhờ gửi giữ tài sản đã có hành vi cố tình tẩu tán, bán, tiêu sài tài sản được gửi giữ thì bạn có quyền yêu cầu cơ thẩm có thẩm quyền xử lý hình sự đối với người đó theo điều 140 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, giá trị chiếc xe phải từ bốn triệu trở lên mới, trừ một số trường hợp đặc biết do luật quy định, thì mới có thể yêu cầu xử lý hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?