Thời điểm áp dụng việc quy đổi giá trị hiện vật trong dân sự

Năm 2009 ba tôi được một người giới thiệu có thể giúp mua miếng đất trả góp có vị trí đắc địa, nhưng sau đó mới biết là mình bị lừa. Người đó đã nhận tiền cọc là 25 lượng vàng SJC và hứa nếu không làm được sẽ trả lại vàng. Đầu tháng 10/2013 toà sơ thẩm đã xử người đó 20 năm tù. Riêng số vàng trên thì tòa quy thành tiền theo giá vàng năm 2009. Ba tôi đã nộp đơn kháng cáo (đúng thời hạn quy định) kháng cáo phần dân sự (không kháng cáo các nội dung khác) với nội dung: toà xử quy đổi giá vàng năm 2009 như vậy đã làm thiệt hại quyền lợi của ba tôi. Xin hỏi nội dung kháng cáo của ba tôi là có cơ sở pháp luật hay không?

Trong trường hợp này thì ba bạn chỉ đưa ra yêu cầu kháng cáo về phần dân sự (kháng cáo đúng thời hạn quy định) thì Tòa án chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần bản án có kháng cáo.
Theo hướng dẫn tại khoản 1 mục II Thông tư liên tịch số 01/TTLT ban hành 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản thì:
“Trong các trường hợp đối tượng của nghĩa vụ về tài sản là hiện vật, thì khi giải quyết vụ án cần phải xem xét và xác định người có nghĩa vụ có thể thực hiện được nghĩa vụ giao vật hay không, người có quyền có chấp nhận tiếp nhận hiện vật hay không, để tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giải quyết theo các hướng sau đây:
a) Nếu có đủ điều kiện buộc người có nghĩa vụ về tài sản thực hiện nghĩa vụ giao vật, thì toà án ra quyết định buộc người đó phải giao hiện vật theo quy định tại Điều 294 Bộ luật dân sự và trong bản án, quyết định phải ghi rõ tình trạng, số lượng, chất lượng, chủng loại… của hiện vật phải giao để việc thi hành án được rõ ràng, thuận lợi. Tuy nhiên, toà án vẫn phải xác định giá trị của hiện vật đó theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm để tính án phí.

b) Nếu bên có nghĩa vụ không thể có hiện vật để thực hiện nghĩa vụ giao vật, thì toà án quyết định buộc họ phải thanh toán giá trị của hiện vật theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm và bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, đối với vụ việc của ba bạn, người đã chiếm đoạt tài sản của ba bạn có khả năng hoàn trả tài sản bằng hiện vật và ba bạn cũng đồng ý thì người chiếm đoạt sẽ trả lại cho ba bạn số tài sản đã chiếm đoạt bằng hiện vật. Nếu người chiếm đoạt không có hiện vật để trả lại thì sẽ phải thanh toán giá trị của hiện vật cho ba bạn  theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Trong vụ việc này sẽ phải quy đổi giá trị 25 lượng vàng SJC tại thời điểm tháng 10/2013.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
395 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào