Bộ TTTT trả lời về việc sử dụng ngôn ngữ, văn phong trên truyền hình
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, trong quá trình hội nhập, các Đài Phát thanh, truyền hình đều đã tăng thời lượng phát sóng, tăng thời lượng tự sản xuất các chương trình và đã có sự đầu tư nâng cao chất lượng, làm phong phú các chương trình. Nhìn chung, các chương trình ngày càng hấp dẫn khán thính giả, được khán thính giả đánh giá cao và đón nhận.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số chương trình truyền hình vẫn có tình trạng trang phục của phóng viên, biên tập viên, cách xưng hô, sử dụng tiếng nước ngoài của phát thanh viên, phóng viên khi phỏng vấn không phù hợp với văn hóa Việt Nam như cử tri phản ánh.
Đặc biệt việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không phù hợp (ngoại lai) gây phản cảm cho người xem. Điều này được lý giải bởi ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, biến đổi song hành với sự phát triển của đời sống con người, trong đó có quá trình hội nhập quốc tế khiến một số thuật ngữ bằng tiếng Anh đã được quốc tế hóa. Các chương trình truyền hình được cho là hay sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt không phù hợp (ngoại lai) thường là chương trình khai thác từ nước ngoài, trong quá trình biên dịch, làm phụ đề hoặc thuyết minh, lồng tiếng sử dụng những ngôn ngữ, lời thoại chưa chính xác, chưa đúng văn phong; các chương trình liên kết, mà chủ yếu là chương trình ca nhạc, chương trình truyền hình thực tế, các chương trình trò chơi trên truyền hình… người dẫn chương trình có sử dụng “đệm” các ngôn từ của tiếng Anh nhằm làm phong phú lời thoại, tăng “hiệu ứng” đối với khán, thính giả. Trong một số chương trình do trình độ ngoại ngữ của một bộ phận phát thanh viên, biên tập viên còn hạn chế, ảnh hưởng của ngôn ngữ vùng miền dẫn đến dùng sai từ hoặc phát âm sai.
Theo quy định của Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Tổng giám đốc, Giám đốc các đài phát thanh, truyền hình chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động cũng như nội dung các chương trình phát sóng của đài phát thanh, truyền hình.
Tuy nhiên, nhằm “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, với mục tiêu hội nhập nhưng không hòa tan, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí (trong đó có hệ thống các đài phát thanh, truyền hình), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ nhắc nhở các Đài lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ, văn phong trong các chương trình; đồng thời yêu cầu nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thẩm mỹ của phát thanh viên, biên tập viên, phóng viên.
Nếu phát hiện có sai phạm liên quan đến công tác quản lý báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý trong thẩm quyền của mình theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?