Việc chấm dứt nhận nuôi con nuôi
Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện của trẻ em được nhận làm con nuôi như sau:
"1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi."
Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
"1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này."
Trên cơ sở quy định của hai điều luật này, đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn, bạn có thể xác định được quan hệ nuôi con nuôi giữa cô của bạn và cháu của bạn có phù hợp với pháp luật hay không.
Về thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc chấm dứt nuôi con nuôi có thể xảy ra khi rơi vào các trường hợp quy định tại điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010.
- Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
- Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
- Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật Nuôi con nuôi
Cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi
Điều 26, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về thẩm quyền yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi bao gồm: Cha mẹ nuôi; Con nuôi đã thành niên; Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật Nuôi con nuôi: Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ.
Thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dân sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thẩm quyền của tòa án giải quyết việc chấm dứt việc nuôi con nuôi :
Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi (Theo Khoản 1 điều 28 và Điểm i, Khoản 2, Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự)
Các bước tiến hành giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi tại tòa án:
Khi muốn giải quyết việc chấm dứt việc nuôi con nuôi, người nuôi con nuôi thực hiện các thủ tục được quy định theo thủ tục của bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam. Thủ tục gồm các bước sau :
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền ( đơn yêu cầu giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi). Đơn yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự được quy định tại Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự, Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Bước 2: Tòa án sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc dân sự: Tòa án sẽ ra quyết định về việc giải quyết chấm dứt việc nuôi con nuôi, người yêu cầu giải quyết việc dân sự nộp lệ phí, án phí theo quy định của pháp luật
Bước 3: Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án (nếu có) : Nếu cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa giải quyết việc nuôi con nuôi không có kháng cáo với quyết định của tòa cho chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì quyết định của tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?