Tố cáo sai sự thật
Nếu người nào biết rõ nội dung tố cáo là sai sự thật, không có thật nhưng vẫn cố tình tố cáo bạn tới cơ quan chức năng, loan truyền thông tin không đúng sự thật nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân bạn thì hành vi đó sẽ bị xử lý về Tội vu khống, quy định tại Điều 156, Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2016). Theo đó, người thực hiện hành vi vu khống tùy vào mức độ vi phạm pháp luật mà bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Việc điều tra, xác minh làm rõ hành vi vu khống là thẩm quyền của Cơ quan điều tra. Do đó, người bị tố cáo cần gửi đơn tố giác kèm theo những tài liệu phản ánh việc loan truyền tin đồn hoặc họ tên, địa chỉ của những người biết sự việc đến Cơ quan công an nơi người bị tố cáo cư trú hoặc làm việc để điều tra làm rõ sự việc và xử lý theo thẩm quyền.
Nếu người bị tố cáo tự tìm hiểu và xác định ai là người tố cáo mình và đã có đơn tố giác người đó hoặc nói với người khác là người đó vu khống mình, mà cơ quan chức năng xác định ý kiến của bạn là sai, cố tình bịa đặt thì bạn cũng có thể bị xử lý về hành vi vu khống người khác.
Nếu người tố cáo bạn có một phần là sự thật, một phần không chứng minh được là có thật hay không thì chưa có căn cứ để xử lý hình sự với người tố cáo.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo Điều 611, Bộ luật Dân sự năm 2005 hoặc theo Điều 592, Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017) quy định: Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Mẫu bảng thống kê phân loại thửa đất và hướng dẫn cách ghi theo Thông tư 25?
- Đại hội thành viên bất thường của Hợp tác xã được triệu tập trong trường hợp nào?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?