Xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Đối với người xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Điều 166 Bộ Luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01-7-2016) quy định:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a, khoản 1, Điều này;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là những người được giao những thẩm quyền, nhiệm vụ nhất định trong cơ quan Nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội đã lợi dụng thẩm quyền, nhiệm vụ của mình để cản trở việc khiếu nại như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực không cho công dân gửi đơn, không nhận đơn; buộc người gửi đơn rút lại đơn khiếu nại, tố cáo hoặc tuy nhận đơn nhưng không chỉ đạo giải quyết những nội dung đơn nêu ra. Các hành vi sau cũng được coi là vi phạm pháp luật: Hủy đơn, tiêu hủy các tài liệu chứng cứ của đương sự, tiết lộ công việc điều tra gây khó khăn cho việc xử lý vụ việc khiếu nại, tố cáo... hoặc đối tượng bị khiếu nại, tố cáo đã được làm rõ nhưng không xử lý kỷ luật người này.
Cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại là hành vi không chấp hành quyết định của các cơ quan có thẩm quyền xét khiếu nại, tố cáo gồm cơ quan thanh tra, cơ quan bảo vệ pháp luật (như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, chính quyền các cấp) gây hậu quả thiệt hại về vật chất, tinh thần, danh dự, sức khỏe… cho người khiếu nại, tố cáo. Hành vi của người phạm tội có thể là không chịu trả tự do cho người bị bắt giữ, giam oan sai, không cho người bị sa thải trở lại làm việc, không khôi phục Đảng tịch cho người khiếu kiện bị khai trừ Đảng không đúng quy định.
Hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo thường được thực hiện bằng các hình thức khác nhau nhằm gây những thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần hoặc những quyền lợi khác đối với người có đơn khiếu nại, tố cáo như sa thải khỏi cơ quan, không cho tăng lương theo quy định, khai trừ ra khỏi Đảng... Nếu hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại về sức khỏe của họ mà tỷ lệ tổn hại từ 11% trở lên thì người phạm tội còn bị truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134, Bộ Luật hình sự năm 2015.
Trường hợp người phạm tội nhận tiền, đồ vật hoặc lợi ích vật chất để cản trở việc khiếu nại, tố cáo thì còn bị truy tố về tội nhận hối lộ theo Điều 354, Bộ Luật hình sự năm 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài vè về thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 ý nghĩa, hay nhất 2024?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Nghỉ liên tiếp 09 ngày đúng không?
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
- Đỉnh Fansipan ở tỉnh nào? Fansipan cao bao nhiêu mét? Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2030 đón bao nhiêu triệu lượt khách du lịch?
- Bài phát biểu ngày 20 11 của phụ huynh mới nhất năm 2024?