Chỉ được làm xét nghiệm phù hợp với bệnh và danh mục quy định
Để nâng cao chất lượng và quản lý việc xét nghiệm ở các tuyến y tế, Bộ Y tế đã triển khai nhiều giải pháp và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như:
Tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Điều 5 về Xây dựng danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy định:
"1. Trên cơ sở Danh mục kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào các điều kiện sau đây để xây dựng Danh mục kỹ thuật thực hiện tại cơ sở mình trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (Bộ Y tế hoặc sở y tế).
a) Phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và trình độ chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh".
Như vậy các bệnh viện chỉ được làm các xét nghiệm phù hợp với bệnh và danh mục đã quy định, tránh lạm dụng các xét nghiệm
Đối với các bệnh viện tuyến dưới thường chỉ được làm các xét nghiệm ít hơn tuyến trên, khi người bệnh được chuyển lên tuyến trên thường được làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán và theo dõi bệnh tốt hơn.
Ngay từ năm 2010, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành “Chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực quản lý phòng xét nghiệm y học từ nay đến năm 2020” để từng bước chuẩn hóa các xét nghiệm, qua đó góp phần tránh lạm dụng xét nghiệm.
Ngày 11/1/2013 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2013/TT-BYT về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, quy định nhiệm vụ, trách nhiệm của bệnh viện, các cá nhân, tập thể trong bảo đảm chất lượng xét nghiệm.
Bộ Y tế cũng đã thành lập 2 trung tâm kiểm chuẩn chất lượng, cùng với trung tâm kiểm chuẩn chất lượng TP Hồ Chí Minh, việc này đã hình thành mạng lưới 3 trung tâm kiểm chuẩn cho cả nước, thực hiện các hoạt động kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm để bảo đảm chất lượng xét nghiệm được chính xác, qua đó cũng góp phần tăng độ tin cậy của các xét nghiệm và hạn chế việc người bệnh phải làm lại các xét nghiệm.
Ngày 3/12/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành thí điểm Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, trong đó có tiêu chí đánh giá chất lượng xét nghiệm nhằm hạn chế, tiến tới loại bỏ tình trạng không công nhận kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện là phổ biến, gây khó khăn, tốn kém cho người bệnh.
Bộ Y tế cũng đẩy mạnh việc đôn đốc, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nói chung và nâng cao chất lượng xét nghiệm, cận lâm sàng nói riêng; tiếp tục chỉ đạo các Sở Y tế kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị y tế nghiêm túc thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?