Quy định cụ thể về thời giờ làm thêm trên 200 giờ
Căn cứ Nghị định 45/2013 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động; Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ.
Dựa theo quy định mới của Bộ luật lao động 2012, tại Điều 4 NĐ 45/2013/NĐ-CP thì
“1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.”
Như vậy, người sử dụng lao động có thể tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến không quá 300 giờ. Hiện nay vẫn chưa có thông tư nào quy định chi tiết cho nghị định này nên vẫn tiếp tục áp dụng quy định tại thông tư 15/2003. Theo đó tại điểm 1.2 tiểu mục 1 mục II quy định
“Nguyên tắc khi tổ chức làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
a. Phải thoả thuận với từng người lao động làm thêm giờ theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này;
b. Số giờ làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì số giờ làm thêm trong một ngày không quá 3 giờ;
c. Tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 12 giờ;
d. Tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 10 giờ;
e. Hàng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động;
f. Trong trường hợp người lao động làm thêm trên 2 giờ trong ngày, thì trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm thêm;
g. Bố trí cho người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác đúng theo qui định của Pháp luật hiện hành;
h. Thực hiện đúng các quy định tại Điều 115, Điều 122, Điều 127 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật;
i. Thực hiện trả lương và các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Bộ Đề thi Văn 9 học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Mẫu biên bản bàn giao dữ liệu đất đai áp dụng từ 10/1/2025?
- Cơ cấu giải Học sinh giỏi quốc gia 2024 - 2025 như thế nào?
- Không thực hiện cảnh báo về việc xả lũ hồ chứa thủy điện có bị phạt không?