Trường hợp nào xe máy vượt đèn vàng bị xử phạt?
Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có tín hiệu đèn giao thông. Quy tắc cụ thể như sau:
- Tín hiệu xanh là được đi.
- Tín hiệu đỏ là cấm đi.
- Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Theo đó, đèn vàng là tín hiệu báo cho người tham gia giao thông chuẩn bị tư thế dừng lại để bảo đảm an toàn.
Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, hành vi “Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng” là một vi phạm bị xử phạt hành chính.
Như vậy, người tham gia giao thông chỉ được đi qua vạch dừng trước khi có đèn chuyển sang màu vàng hoặc khi đèn vàng nhấp nháy. Còn việc tiếp tục đi khi đèn đã có tín hiệu màu vàng (vượt đèn vàng) là một hành vi vi phạm tương đương với lỗi vượt đèn đỏ.
Cụ thể tại Điểm c Khoản 4, Điểm b Khoản 10, Điều 6, đối với hành vi vi phạm vượt đèn vàng, vượt đèn đỏ, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?