Vay mượn hợp pháp

Anh Tuấn và chị Hà mới 16 tuổi kết hôn với nhau khi cả hai còn ngồi trên ghế nhà trường. Lấy nhau được một thời gian, có vài lần Tuấn xuống nhà bố mẹ vợ hỏi vay tiền để mua gỗ làm mộc kinh doanh (mỗi lần vay từ 3 đến 5 triệu đồng không có giấy tờ vay mượn). Tuy nhiên, việc làm ăn không được thuận lợi nên thời gian gần đây Tuấn xuống vay với số lượng lớn hơn để đầu tư mua gỗ. Số tiền vay là 45 triệu đồng và 3,5 cây vàng có giấy tờ vay mượn. Việc vay mượn như trên có hợp pháp không? Hành vi vay mượn có cấu thành tội lừa đảo hay không? Hà Thị Lê

Một giao dịch dân sự được coi là hợp pháp phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều 122 BLDS. Trường hợp Thịnh vay của bố mẹ vợ không có giấy tờ hoặc có giấy tờ vay mượn căn cứ vào Điều 468 BLDS thì không có sự vi phạm về hình thức của việc vay tiền. Về chủ thể của quan hệ này: Tuấn là người chưa thành niên theo quy định tại Điều 18, Điều 20 BLDS. Tuy nhiên, nếu Tuấn đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 BLDS, tức là có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì khi vay mượn Tuấn không cần có sự của người đại diện mà vẫn có quyền tự mình vày tiền của bố mẹ vợ được. về mục đích vay của Tuấn là để mua gỗ, làm ăn kinh doanh hợp pháp. Vì vậy, có thể khẳng định việc vay mượn này của Tuấn hoàn toàn hợp pháp.
Hành vi vay mượn của Tuấn không cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bởi lẽ: theo quy định tại Khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…” trong khi đó Tuấn vay tiền của bố mẹ vợ để mua gỗ sản xuất kinh doanh mà không có ý định gian dối nhằm chiếm đoạt só tiền, vàng vay của bố mẹ vợ. Việc vay mượn còn có cả vợ và bố mẹ đẻ chứng kiến. Tuấn vay nhiều hoàn toàn là do kinh doanh không được thuận lợi mà không hề có ý định chiếm đoạt để dùng vào việc khác.
Vì vậy, căn cứ vào các tình tiết của vụ án, chiếu theo các quy định của Bộ luật Hình sự không đủ căn cứ để xử phạt Tuấn về tội “Lừa đào chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự.

Giả sử Tuấn bị cơ quan điều tra bắt và bị khởi tố về tội “Lừa đào chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự, vậy hình phát có thể áp dụng đối với Tuấn (là người đủ 16 tuổi) quy định như thế nảo?

Trả lời: Căn cứ Điều 12 Bộ luật hình sự Tuấn đủ 16 tuổi nên Tuấn phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Tuy nhiên, vì Tuấn là người chưa thành niên nên pháp luật có quy định riêng đối với việc áp dụng hình phạt đối với họ.
Trường hợp nếu Tuấn bị xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự có mức phạt cải tại không giam giữ đến 3 năm tù hoặc từ sáu tháng đến ba năm tù. Như vậy, Nếu bị áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì căn cứ vào Điều 73 Bộ luật hình sự thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà Khoản 1 Điều 139 quy định. Trường hợp áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì căn cứ vào khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự mức phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự quy định.
Trường hợp nếu bị xử phạt quy định tại khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự thì căn cứ vào khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự mức phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự quy định

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
169 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào