Trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước
Theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 điều 11, Luật Công đoàn năm 2012 về tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội của công đoàn:
Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 5, điều 10, Nghị định số 200/2013/NĐ - CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết điều 11, Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, theo đó, quyền, trách nhiệm của CĐCS trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập tham gia quản lý doanh nghiệp, đơn vị là tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc giải quyết quyền lợi của anh bạn với công ty phải có sự chứng kiến và tham gia của công đoàn công ty và trường hợp này, công đoàn công ty phải cử đại diện tham gia vào hội đồng xem xét và giải quyết các nghĩa vụ cũng như quyền lợi của anh bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?