Vì sao điện thoại cá nhân liên tục bị làm phiền?
Việc nhiều người dùng điện thoại di động liên tục bị làm phiền bởi những cuộc gọi chào mời vay tín dụng, mua bảo hiểm hay tham gia dịch vụ spa... đã rộ lên cách đây 6 - 7 năm.
Thế nhưng đến nay, tình trạng này không thuyên giảm, thậm chí thông tin khách hàng còn bị lộ rõ hơn, khiến người tiếp nhận cuộc gọi không khỏi giật mình. Điều đáng nói là, bằng cách nào, nhân viên các công ty bảo hiểm, ngân hàng… lại có được những thông tin cá nhân kỹ càng đến vậy?.
Theo chị N.T.H (KĐT Đặng Xá), sáng 23.6 vừa qua, đang đi trên đường Hà Nội, chị bỗng nhận được cuộc điện thoại đầu số tận TP.HCM, số máy 08.62582318, một giọng nữ đọc vanh vách họ tên chị cùng hãng xe và biển số xe mà chị H đang đi, khiến chị giật mình không hiểu có chuyện gì. Tôi có chút phân vân không hiểu có chuyện gì, thì đầu dây bên kia nói tôi đang được hưởng một chương trình khuyến mãi từ gói bảo hiểm Liberty và em ấy hỏi tôi đang dùng bảo hiểm của hãng nào cho xe mà tôi đang đi. Tôi hỏi ngược lại là em lấy thông tin cá nhân của tôi ở đâu, thì em ấy lúng túng, chỉ nói là công ty có bộ phận khảo sát thị trường tìm hiểu. “Thực tế tôi chưa nhận bất cứ một cuộc khảo sát nào từ nhân viên của hãng bảo hiểm, ngoại trừ tôi vẫn thường xuyên bảo dưỡng ôtô ở hãng Kia của Trường Hải chi nhánh Long Biên. Tôi hỏi em ấy có phải lấy thông tin của tôi từ Trung tâm bảo dưỡng của Trường Hải không, thì em lấp liếm sang vấn đề khác và tôi từ chối cuộc gọi”- chị H cho biết.
Cũng theo chị H, những cuộc gọi không mong đợi như kể trên, chị gặp nhiều, không chỉ các hãng bảo hiểm, dịch chăm sóc sắc đẹp mà cả các nhân viên ngân hàng mời làm thẻ Visa, vay tín dụng,… “Có ngày tôi nhận được 3-4 cuộc gọi không mong đợi như vậy, có lúc đang rất bận nên khá bực mình, song nghĩ là đó là công việc của các bạn ấy nên lịch sự từ chối, nhưng quả thực chưa có cuộc gọi nào mà đọc luôn cả biển số xe, hãng xe của tôi đang đi như cuộc gọi từ bảo hiểm liberty, mới nghe cứ như là có việc chẳng lành. Thật rất khó chấp nhận với cách tiếp thị như vậy”- chị H nói.
Cũng bức xúc không kém, anh Hải Minh - nhân viên một công ty vận tải - chia sẻ, anh bị nhân viên môi giới bất động sản, bảo hiểm “tra tấn” suốt thời gian dài. Thậm chí có tin nhắn cứ như người quen lâu lắm rồi mà anh không hề hay biết. “Em Hương đây, anh có khỏe không ạ? Em đang có dự án …, nếu cần, anh gọi cho em nhé”. “Mới đầu, vợ tôi cũng đã nhảy tango khi đọc được tin như vậy, sau phải mất công giải thích mãi mới được yên thân đấy”- anh Minh chia sẻ.
Từ ngày 1.7.2016, Luật An toàn thông tin mạng chính thức có hiệu lực sẽ tác động tích cực, mở ra một bước ngoặt mới, là căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để bảo vệ lợi ích cá nhân, tổ chức… trên không gian mạng. Theo đó, Luật cũng quy định cụ thể về phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo; thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; xâm nhập trái phép bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc…
Hầu như bất kỳ người dùng điện thoại di động nào cũng đã từng phải nghe những cuộc gọi không mong đợi chào mời sử dụng dịch vụ từ nhân viên các hãng bảo hiểm, ngân hàng hay các dịch vụ làm đẹp như chị H, anh Minh. Điều đáng nói là, tại sao các nhân viên này lại tiếp cận được một cách khá sâu thông tin cá nhân của người sử dụng như vậy?.
Theo ông Dương Việt Anh - kỹ thuật viên IT, có nhiều khả năng nguồn dữ liệu thông tin khách hàng bị lộ ra ngoài, nguy cơ lớn nhất thường xuất phát từ những cá nhân làm trong tổ chức, đơn vị đó. Những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu về thông tin khách hàng sẽ chủ động liên lạc với những nơi có thể có nguồn thông tin lớn như: Công ty nghiên cứu thị trường, các trang diễn đàn mạng, tìm việc làm trực tuyến... “Vì vậy, việc nhân viên bảo hiểm Liberty trả lời chị H là lấy thông tin từ bộ phận khảo sát thị trường, cũng không loại trừ thông qua nguồn share mua thông tin từ các nhân viên của đơn vị này với đơn vị khác. Mặc dù đã có luật bảo mật an toàn thông tin cho khách hàng, thế nhưng với việc hiện nay khách hàng tham gia nhiều dịch vụ khác nhau thì rất khó để truy tìm thông tin khách hàng lộ ra từ nguồn nào, việc xử phạt hay ngăn chặn vì thế cũng khó khăn hơn”- ông Việt Anh cho hay.
Về vấn đề này, trao đổi với LĐTĐ, Luật sư Trần Trung Kiên (Công ty luật Kiên và cộng sự) khuyến cáo, để tránh bị lộ thông tin, cá nhân không nên công khai địa chỉ, điện thoại, email, địa chỉ nhà, thói quen, sở thích, nhật ký, trường học... lên các diễn đàn, mạng xã hội. Đây sẽ là miếng mồi ngon để một số đối tượng có ý đồ xấu lợi dụng.
“Từ ngày 1.7.2016, Luật An toàn thông tin mạng (ATTTM) chính thức có hiệu lực sẽ tác động tích cực, mở ra một bước ngoặt mới, là căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để bảo vệ lợi ích cá nhân, tổ chức… trên không gian mạng. Theo đó, Luật cũng quy định cụ thể về phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo; thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; xâm nhập trái phép bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc… Về vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATTTM, Luật ATTTM quy định tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”- Luật sư Trung Kiên cho biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?