Bộ NNPTNT giải đáp vướng mắc về quản lý mặt hàng phân bón

Ông Lê Trung Thành, đại diện Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nam Việt (tỉnh Đồng Tháp) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc liên quan đến việc xác định loại phân bón đối với sản phẩm phân bón do Công ty sản xuất. Theo quy định tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ thì phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý, phân bón hữu cơ và phân bón khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Hiện, sản phẩm phân bón lá NAVI (NAVIZYME) của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Nam Việt (tỉnh Đồng Tháp) đã có trong Danh mục phân bón lá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, căn cứ công thức (Total Nitrogen (N): 70g/kg; Magnesium oxide (MgO): 10g/kg; Zinc (Zn): 900ppm; Copper (Cu): 70ppm; Boron (B): 60ppm) thì đây lại là phân bón vô cơ. Đại diện Công ty, ông Lê Trung Thành đề nghị giải đáp, sản phẩm nêu trên của Công ty ông thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ nào? Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc lấy mẫu và xử lý mẫu phân bón này có đúng quy định không?

Ngày 27/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CPvề quản lý phân bón, theo quy định của Nghị định, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về phân bón, quản lý, sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác.

Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP nêu rõ “Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó:

a, Chất dinh dưỡng đa lượng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu (P2O5hh), kali hữu hiệu (K2Ohh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;

b, Chất dinh dưỡng trung lượng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic hữu hiệu (SiO2hh) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được;

c, Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được”.

Trong thành phần phân bón của đơn vị đăng ký (phân bón lá, NAVI) chuyên cho cây ngắn ngày có thành phần N: 7 (%); MgO: 1 (%); B: 60 (ppm); Cu: 70 (ppm); Zn: 900 (ppm); pH: 5-7; tỷ trọng: 1,06, chỉ có các yếu tố vô cơ, do đó loại phân bón trên thuộc Bộ Công Thương quản lý.

Quy định tại điểm g, Khoản 2, Điều 4 của Nghị định số 202/2103/NĐ-CP nêu rõ Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung về quản lý phân bón như sau:

“Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và chất lượng phân bón vô cơ.

Trường hợp thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân vừa sản xuất phân bón vô cơ, vừa sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện”.

Việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi lấy mẫu và xử lý mẫu phân bón trên sẽ tùy thuộc vào quyết định của UBND tỉnh phân công thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ cho từng Sở.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào