Hành vi "hôi của" khi gặp tai nạn xử phạt thế nào?
Luât Giao thông đường bộ quy định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. Trong đó, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
- Bảo vệ hiện trường.
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
- Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
- Bảo vệ tài sản của người bị nạn.
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Và cùng với đó, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
Đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm "Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn", tại Điểm b, Khoản 5, Điều 11, Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Khi xảy ra tai nạn, người bị nạn và người gây tai nạn đang ở trong trạng thái rất bối rối. Họ đang vừa sợ hãi, vừa bị đau. Những người xung quanh lúc đó cần có những động thái giúp đỡ họ, chứ không phải lợi dụng họ sơ hở để "hôi của". Tinh thần đó không chỉ là chấp hành theo đúng luật pháp mà còn là nét đẹp trong văn hóa giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?