Lực lượng 141 có quyền hơn cả cảnh sát giao thông?

Tôi đang đi trên đường thì bị cảnh sát giao thông và cảnh sát cơ động yêu cầu dừng xe để kiểm tra hành chính. Họ nói mình là lực lượng 141 và yêu cầu kiểm tra cả cốp xe của tôi. Tôi xin hỏi lực lượng 141 thuộc quản lý của cơ quan nào? Nhiệm vụ của họ là gì, quyền hơn cả cảnh sát giao thông có đúng không?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát khác và công an xã với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ:

“1. Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ cùng cảnh sát giao thông đường bộ phải thực hiện đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự kiểm tra, giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đường bộ xử phạt vi phạm hành chính những hành vi vi phạm thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2. Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình.

Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết”.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, cảnh sát trật tự, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm sau:

- Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy mà không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định.

- Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.

- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m.

- Tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ.

- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc kiểm soát giao thông.

- Điều khiển xe trong tình trạng say xỉn.

- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.

- Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh…

Trên cơ sở những quy định nói trên, căn cứ tình hình thực tế cũng như tính chất đặc thù của địa bàn thủ đô, năm 2011, Công an Hà Nội đã thành lập lực lượng “liên quân” bao gồm: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và cảnh sát hình sự (gọi tắt là lực lượng 141) để đấu tranh, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các tổ công tác của 141 hoạt động theo phương thức cắm chốt tập trung ở một khu vực, hỗ trợ nhau khi cần thiết; sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để phát hiện, kiểm tra, xử lý theo nguyên tắc lực lượng hóa trang tuần tra trên các tuyến phố nếu phát hiện có trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ hoặc đối tượng nghi vấn có dấu hiệu phạm tội thì sử dụng bộ đàm thông báo cho lực lượng công khai triển khai đội hình dừng phương tiện để kiểm tra, xử lý.

Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện người tàng trữ vũ khí, dao kiếm, ma túy… hoặc có dấu hiệu phạm tội thì lực lượng làm nhiệm vụ sẽ khống chế, áp giải và đưa phương tiện, tang vật về trụ sở Phòng Cảnh sát Hình sự để phân loại, khai thác, xác minh, lập hồ sơ xử lý.

Tóm lại, lực lượng 141 sẽ thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công an Hà Nội. Tuy nhiên, nhiệm vụ này phải phù hợp với những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng cảnh sát theo các quy định vừa trích dẫn ở trên và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
375 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào