Quảng cáo "lừa" người tiêu dùng, ai chịu trách nhiệm?

Theo phản ánh của ông Nguyễn Hoàng Em (tỉnh Đồng Tháp), thời gian gần đây trên các Đài phát thanh và Truyền hình có rất nhiều chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm, trong đó có chương trình giới thiệu đồng hồ hàng hiệu Thụy Sỹ giá trên 16 triệu đồng. Theo chương trình giới thiệu thì các khách hàng gọi điện thoại về sớm nhất sẽ có cơ may trúng thưởng cặp đồng hồ trên và chỉ cần đóng 10% giá trị (trên 1,6 triệu đồng) phí vận chuyển từ nước ngoài về và phí kiểm định. Tuy nhiên, khi các khách hàng trúng thưởng đóng phí xong mở đồng hồ ra mới phát hiện đồng hồ không có giá trị, có khi không sử dụng được. Có người gửi bảo hành rồi mất luôn đồng hồ, có người điện thoại về công ty khiếu nại thì nhân viên có thái độ thách thức khách hàng... Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Hoàng Em đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Bộ có biện pháp gì để quản lý vấn đề quảng cáo các sản phẩm qua truyền hình? Trong trường hợp như đã nêu ở trên, người tiêu dùng cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí 
 

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông thì Bộ Thông tin và Truyền thông “thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin”. 

Tuy nhiên, hiện nay Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý chung về nội dung quảng cáo và việc xét duyệt đối với từng nội dung quảng cáo cụ thể về một số sản phẩm hàng hoá thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành (ví dụ: thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm … do Bộ Y tế quản lý; chất lượng sản phẩm hàng hoá do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý; lực lượng quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về vấn đề hàng giả, hàng nhái, …).

Theo quy định của Luật Báo chí, Luật Quảng cáo thì người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, vị trí, thời lượng, diện tích quảng cáo trên phương tiện của mình; sản phẩm trước khi quảng cáo trên báo chí phải có đầy đủ giấy chứng nhận tiêu chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; doanh nghiệp cung cấp sản phẩm quảng cáo phải chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm của mình; cơ quan báo chí trước khi cho đăng, phát sản phẩm quảng cáo phải kiểm tra, xác minh các giấy chứng nhận, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm quảng cáo, bảo đảm sản phẩm quảng cáo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Như vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông không chịu trách nhiệm xét duyệt, cho phép đối với từng sản phẩm và nội dung quảng cáo cụ thể trên hệ thống các Đài Phát thanh và Truyền hình. Hoạt động quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do các Đài tự chịu trách nhiệm và việc quảng cáo đối với từng sản phẩm (mặt hàng) cụ thể sẽ do cơ quan quản lý chuyên ngành xem xét, phê duyệt.

Có thể gửi đơn khiếu nại đến Đài phát sóng chương trình quảng cáo

Đối với vụ việc mà ông Nguyễn Hoàng Em ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp phản ánh, ông có thể gửi đơn khiếu nại đến Đài Phát thanh, Truyền hình nơi phát sóng chương trình quảng cáo nêu trên và yêu cầu giải quyết. Trường hợp ông gửi đơn khiếu nại trực tiếp về Bộ Thông tin và Truyền thông, ông cần nêu cụ thể tên Đài Phát thanh, Truyền hình đã phát sóng chương trình quảng cáo nêu trên để Bộ có căn cứ xem xét, yêu cầu Đài Phát thanh, Truyền hình đó báo cáo giải trình về nội dung quảng cáo. Nếu trong trường hợp quảng cáo không đúng sự thật, tùy từng trường hợp cụ thể, tính chất sai phạm, Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xử lý theo quy định của pháp luật về báo chí và quảng cáo.

Để giải quyết một cách căn bản các sai phạm trong hoạt động quảng cáo, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh bức xúc trong dư luận xã hội, trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang triển khai thực hiện một số giải pháp sau: 

- Yêu cầu các đài truyền hình chủ động rà soát chặt chẽ những chương trình quảng cáo trên truyền hình theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí, loại bỏ những nội dung quảng cáo có thông tin gây hiểu nhầm cho người xem về tính năng, tác dụng của sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí.

- Giải pháp tăng cường định hướng, chỉ đạo thông tin: Bộ sẽ tiếp tục tăng cường định hướng trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần về vấn đề quảng cáo; kịp thời có các văn bản chỉ đạo các cơ quan báo chí, trong đó có các đài phát thanh, truyền hình trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quảng cáo, việc phát sóng các chương trình quảng cáo.
 
- Giải pháp về thanh, kiểm tra: Trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo trên phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trong đó có sự phối hợp, tham gia của các Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương. Sẽ xử lý nghiêm và kịp thời đối với những sai phạm, vi phạm liên quan đến hoạt động quảng cáo trên báo chí, phát thanh, truyền hình. 

Nếu phát hiện có sai phạm liên quan đến công tác quản lý báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý trong thẩm quyền của mình theo quy định tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Quảng cáo trên các thiết bị viễn thông khác
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo trên các thiết bị viễn thông khác
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo "lừa" người tiêu dùng, ai chịu trách nhiệm?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc gửi thư điện tử, tin nhắn quảng cáo được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc thu thập, sử dụng địa chỉ điện tử cho mục đích quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
Yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thông tin của nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo và người quảng cáo bằng thư điện tử
Hỏi đáp pháp luật
Gắn nhãn thư điện tử quảng cáo được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về chức năng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử
Hỏi đáp pháp luật
Tổ chức, cá nhân gửi thư điện tử và tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo trên các thiết bị viễn thông khác
Thư Viện Pháp Luật
422 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo trên các thiết bị viễn thông khác

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo trên các thiết bị viễn thông khác

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào