Được dùng tàu 90CV làm thế chấp vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP
Theo quy định tại NĐ 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67), thì chủ tàu có thể được vay các loại và hình thức đảm bảo nợ vay cụ thể như sau: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác, hậu cần nghề cá: được sử dụng chính con tàu đóng mới, nâng cấp hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm. (Về nguyên tắc, không cấm sử dụng các tài sản khác kể cả tàu 90CV làm tài sản thế chấp, nhưng phải có tổng giá trị tài sản có tính thanh khoản cao phải lớn hơn giá trị tàu đóng mới. Khi giá trị con tàu đóng mới lớn, chủ tàu khó có đủ giá trị các tài sản khác để thế chấp toàn bộ, chỉ sử dụng tài sản khác để thế chấp một phần thì không được phép. Để tạo điều kiện cho các chủ tàu vay vốn, Chính phủ đã quy định được dùng chính con tàu đó làm thế chấp, đây là một chính sách có tính ưu đãi. Do đó, Chủ tàu không cần thiết phải đặt vấn đề sử dụng tàu 90CV làm thế chấp). Cho vay vốn lưu động để phục vụ khai thác, dịch vụ hậu cần: Chủ tàu được dùng tàu 90CV làm tài sản đảm bảo nếu các TCTD thẩm định đủ điều kiện (về giá trị, về thời hạn sử dụng và các thủ tục khác của tàu,...). Cho vay bổ sung vốn đối ứng (hiện nay BIDV đang triển khai): Chủ tàu được dùng tàu 90CV làm tài sản đảm bảo nếu các TCTD thẩm định đủ điều kiện (về giá trị, về thời hạn sử dụng và các thủ tục khác của tàu,...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?