Luật bầu cử quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?

Khi nghiên cứu dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Q, ông A thấy số lượng phụ nữ chiếm gần 40% trong tổng số người trong danh sách chính thức cho rằng số lượng đó là quá nhiều. Xin hỏi Luật bầu cử quy định về dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?

Theo Điều 9 Luật bầu cử, Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân cùng cấp, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử:

- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương. Thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khóm (sau đây gọi chung là tổ dân phố), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu để ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, trong đó bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương;

Như vậy, căn cứ quy định trên, việc huyện Q có số lượng phụ nữ trong tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chiếm gần 40% là phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo Điều 1 và 2, Nghị quyết số 1132/2016/NQ-UBTVQH13, ngày 22/01/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương như sau:

* Về dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

- Việc xác định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu ở mỗi đơn vị hành chính được căn cứ vào cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương và dân số của từng đơn vị hành chính tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố.

Căn cứ vào số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu, nguyên tắc về việc bảo đảm số dư khi lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mình. Theo đó, số người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó; nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là hai người; nếu đơn vị bầu cử được bầu từ bốn đại biểu trở lên thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là ba người. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn đối với trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng

- Căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi đơn vị hành chính, trên cơ sở tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban nhân dân cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ hợp lý số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở cấp mình và các đơn vị hành chính cấp dưới (đối với cấp tỉnh, cấp huyện), các thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã), đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.

- Việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị hành chính phải bảo đảm các tiêu chí sau đây:

+ Bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ;

+ Bảo đảm số lượng hợp lý người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dân tộc thiểu số, phù hợp với đặc điểm, cơ cấu dân số của từng địa phương; phấn đấu số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu là người dân tộc thiểu số không thấp hơn số đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016 là người dân tộc thiểu số ở đơn vị hành chính đó;

+ Phấn đấu đạt tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng không dưới 10%; người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là người dưới 35 tuổi không dưới 15% tổng số người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp;

+ Phấn đấu có ít nhất 30% đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ trước tái cử đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021;

+ Việc phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử ở các đơn vị hành chính cấp dưới, các thôn, tổ dân phố cần bảo đảm tương quan hợp lý về dân số giữa các đơn vị này.

- Việc phân bổ người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để bố trí làm đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách được thực hiện căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương và phải bảo đảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể như sau:

+ Ở cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; mỗi Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ít nhất hai đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách;

+ Ở cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; mỗi Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện có ít nhất một đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách;

+ Ở cấp xã, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.

Đại biểu Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Đại biểu Hội đồng nhân dân
Hỏi đáp pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh được bầu bao nhiêu đại biểu hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất: Ngày bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được tổ chức vào Chủ nhật?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND?
Hỏi đáp pháp luật
Ngày tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn đối với đại biểu HĐND?
Hỏi đáp pháp luật
Đại biểu HĐND
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí, vai trò, trách nhiệm của HĐND và Đại biểu HĐND
Hỏi đáp pháp luật
Đại biểu HĐND bị đình chỉ thì có được công tác lại không?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện đảm bảo cho đại biểu HĐND chuyên trách
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại biểu Hội đồng nhân dân
Thư Viện Pháp Luật
242 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại biểu Hội đồng nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại biểu Hội đồng nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào