Điều kiện xóa nợ vay cho hộ nghèo

Năm 2006, gia đình bà Trần Thị Thanh Hoa vay 5 triệu đồng tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, người vay vốn là ông Trần Ba, bố của bà Hoa. Năm 2011, gia đình làm đơn xin xoá nợ do ông Ba bị bệnh tâm thần và gia đình thuộc hộ nghèo nhưng đến nay chưa được giải quyết. Khi bà Hoa đi học đại học, gia đình đã làm hồ sơ vay vốn theo chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên nhưng không được Ngân hàng cho vay với lý do chưa trả nợ khoản vay cũ. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Hoa đề nghị xem xét, giải quyết trường hợp của gia đình.

Các nội dung phản ánh của bà Trần Thị Thanh Hoa cũng đã được bà Nguyễn Thị Gái, mẹ của bà Hoa gửi đến UBND thị xã Điện Bàn. Ngày 14/5/2015, UBND thị xã Điện Bàn đã có Văn bản số 473/UBND trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Gái.

Theo đó, căn cứ hồ sơ ngày 11/9/2006, ông Trần Văn Ba và bà Nguyễn Thị Gái có vay vốn Chương trình cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Điện Bàn số tiền 5 triệu đồng, lãi suất 0,65%, thời hạn vay 36 tháng để chăn nuôi. Đến nay đã quá hạn 66 tháng và từ ngày vay đến nay không trả nợ cho Ngân hàng; tổng số tiền còn là 8.800.000 đồng (trong đó, nợ lãi 3.800.000 đồng, nợ gốc: 5.000.000 đồng).

Từ ngày vay đến nay, mặc dù cán bộ tín dụng đã phối hợp với UBND xã Điện Minh, hội, đoàn thể xã đã làm việc nhiều lần nhưng hộ vay không hợp tác.

Ngày 19/8/2011, ông Trần Ba có viết đơn đề nghị xoá nợ và gửi trực tiếp đến cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.

Tại Khoản 3, Điều 5 Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì: "Quy định về nguyên nhân khách quan:... 3. Khách hàng là cá nhân vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người vay vốn ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ hoặc không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng".

Điểm b, Khoản 3, Điều 6 Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg quy định:"Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro:... 3. Xoá nợ (gốc, lãi):... b) Điều kiện xoá nợ: Khách hàng được xem xét xoá nợ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khách hàng vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân nêu tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 5 Quy chế này và Ngân hàng Chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán".

Căn cứ 2 quy định trên thì hộ vay ông Trần Ba không thuộc trường hợp đủ điều kiện xoá nợ vì hộ vay có người thừa kế vẫn còn tài sản để trả nợ.

Về việc vay vốn học sinh, sinh viên, qua kết quả kiểm tra thì bà Nguyễn Thị Gái không viết đơn đề nghị vay vốn gửi Tổ Tiết kiệm và Vay vốn nơi cư trú để họp bình xét công khai theo quy định nên hộ của bà Gái không được xét vay vốn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
260 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào