Hình thức chào hàng cạnh tranh áp dụng cho gói thầu nào?

Bà Dương Thị Kiều Trang (Vĩnh Phúc) hỏi: Gói thầu xây lắp công trình đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt, có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh có đúng không? Có phải xét thêm điều kiện gói thầu là đơn giản hay phức tạp không? Nếu phải xét thêm điều kiện thì căn cứ quy định nào? Bà Trang cũng muốn biết, gói thầu xây dựng cầu với các thông tin như sau: Cầu xây dựng mới bằng bê tông cốt thép, bắc qua kênh thủy lợi; tải trọng thiết kế HL 93; khổ cầu B=7+2x0,5=8m; nhịp dầm bản bê tông cốt thép thường; chiều dài dầm 6m, chiều dài toàn cầu 7,4m; giá trị gần 2,7 tỷ đồng, có được coi là gói thầu xây lắp đơn giản không và áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu này có đúng không? Về việc áp dụng phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, đề xuất, bà Trang hỏi, nếu coi gói thầu trên là phức tạp thì có được áp dụng theo phương pháp giá thấp nhất không? Nếu không thì áp dụng theo phương pháp nào là đúng? Về phương thức lựa chọn nhà thầu, nếu coi gói thầu trên là phức tạp thì có thể áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ không? Đối với các gói thầu phức tạp phương thức lựa chọn nhà thầu lại là hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn 2 túi hồ sơ, vậy áp dụng phương thức lựa chọn nào là đúng?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu và Mục 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt và có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng được áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.

Theo đó, chủ đầu tư cần căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu để xác định gói thầu là đơn giản hay phức tạp để thẩm định và phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 39 của Luật Đấu thầu, việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá thấp nhất áp dụng đối với các gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ trong đó các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, thương mại được coi là cùng một mặt bằng khi đáp ứng các yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ xác định phương thức lựa chọn nhà thầu

Việc xác định phương thức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cần căn cứ vào quy mô của gói thầu, được quy định tại Khoản 1, Điều 28; Khoản 1, Điều 29 của Luật Đấu thầu, Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 5, Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cụ thể:

- Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu xây lắp có quy mô nhỏ; trường hợp cần thiết thì có thể áp dụng phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ.

- Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu xây lắp.

- Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu xây lắp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
238 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào