Quyền lợi khi chung tiền xây nhà?

Do kinh phí eo hẹp, năm 2009, vợ chồng tôi chung tiền với vợ chồng em trai để xây nhà trên mảnh đất đứng tên họ. Vậy vợ chồng tôi có quyền hạn gì trong ngôi nhà này?

Theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Dân sự năm 2005 về sở hữu chung, nhà của gia đình bạn (được xây dựng bằng nguồn tiền của vợ chồng em trai và của vợ chồng bạn) được xác định là tài sản chung thuộc sở hữu chung (hợp nhất) của bốn người gồm: em trai, em dâu và vợ chồng bạn Theo đó, các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

Điều 164 quy định Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến quyền chiếm hữu và quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, pháp luật quy định các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí; có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Như vậy, vợ chồng em trai và vợ chồng bạn cùng có quyền sử dụng ngôi nhà để cư trú, làm nơi sinh sống mà không ai có quyền hạn chế, ngăn cản hoặc đưa ra những điều kiện để áp đặt đối với thành viên khác.

Về quyền định đoạt ngôi nhà (như bán, tặng cho người khác), Điều 223 Bộ luật Dân sự quy định việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

Với quy định này, việc chuyển nhượng ngôi nhà cho người khác phải được các đồng sở hữu bàn bạc, thống nhất. Cũng tương tự như quyền sử dụng, không thành viên nào có quyền đơn phương áp đặt điều kiện mua bán cho các thành viên còn lại.

Pháp luật cũng dự liệu trường hợp một trong các thành viên đồng sở hữu muốn bán phần quyền sở hữu của mình nên đã quy định: Trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy, với các quy định nêu trên, vợ chồng em trai và vợ chồng bạn đều có quyền ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt ngôi nhà. Việc sử dụng, định đoạt ngôi nhà phải được các thành viên bàn bạc, nhất trí, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
197 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào