Tranh chấp đất đai là gì?
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai là gì?
Trong thực tế đời sống, tranh chấp quyền sử dụng đất được thể hiện nhiều dạng như tranh chấp về đường đi, về ranh giới cận kề đất ở, đất vườn, đất sản xuất, đất trồng cây lâm nghiệp... Cũng có thể là tranh chấp ở dạng đất cho người khác mượn sử dụng, nhờ trông coi nhưng không chịu trả hoặc sử dụng vào mục đích khác và còn nhiều trường hợp khác.
Theo quy định pháp luật đất đai 2013 quy định: tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Các cơ quan có thẩm quyền nhận được yêu cầu khiếu nại, tố cáo về đất, và có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp đất đai phải hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định pháp luật.
Hiện nay, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai gồm Tòa án nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chủ tịch ủy ban nhân dân có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất, còn Tòa án có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất đai.
Khi xảy ra tranh chấp đất đai giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay phải đảm bảo ba nguyên tắc chính đó là:
- Một, phải bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.
- Hai, là việc giải quyết tranh chấp đất đai phải luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
- Ba, việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.
Tranh chấp đất đai được phân loại thành các dạng tranh chấp đất đai như sau:
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp ít gặp, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Thông thường những tranh chấp này cũng dễ có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất cụ thể nào đó. Trong dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp để đòi lại đất.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, góp vốn...) hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư…
Căn cứ pháp lý:
Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013:
"24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?