Vay tiền ngân hàng sai mục đích sử dụng không đủ khả năng trả tiền

Xin chào luật sư, Gia đình tôi là Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải đường sông với phương tiện là sà lan. Năm 2008, gia đình tôi có quen biết với một ngân hàng. Do thấy hoạt động kinh doanh đang ổn định nên gia đình đã mạnh dạn đầu tư tiền để mua thêm phương tiện giao thông là sà lan để mở rộng quy mô kinh doanh. Thông qua sự quen biết với giám đốc ngân hàng và trưởng phòng tín dụng mà chúng tôi đã được cho vay gần như 100% giá trị tài sản (tài sản thế chấp chính là chiếc sà lan). Với sự giúp đỡ từ phía ngân hàng mà chúng tôi đã vay thêm tiền để mua thêm 7 chiếc sà lan nữa (tài sản thế chấp chính là 7 chiếc sà lan đang được đóng mới ở xưởng tàu). Mục đích vay luôn là đầu tư tiền để chăn nuôi cá tra (mặc dù không có ao cá nào và phương án vay vốn đều do nhân viên tín dụng soạn thảo). 7 chiếc sà lan đều được người thân đứng tên (người thân của chúng tôi rất nghèo ). Thời gian đầu, 8 chiếc sà lan hoạt động êm xuôi, chúng tôi đều đóng lãi và tiền gốc đều đặn. Giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009 đã làm tình hình hoạt động sà lan thay đổi. Doanh nghiệp chúng tôi đã cố gắng hết sức để có tiền thanh toán khoảng nợ ngân hàng. Khi đó, chúng tôi lấy tài sản đất đai đem vay ở chính ngân hàng đó, cũng với mục đích vay là chăn nuôi cá tra, để lấy tiền vay bất động sản trả cho khoản nợ sà lan. Hiện nay, doanh nghiệp chúng tôi đã không còn tài sản nào nữa để đem vay, cũng như hoàn toàn không có khả năng thanh toán số nợ đã vay (sà lan + bất động sản). Ngân hàng gửi giấy báo nợ quá hạn và thông báo sẽ kiện ra tòa để thu hồi nợ nếu chúng tôi không thanh toán nợ. Số nợ hiện tại của doanh nghiệp chúng tôi là 50 tỷ (sà lan + bất động sản). Xin cho hỏi, nếu đưa nhau ra tòa, chúng tôi sẽ bị phạm luật gì và ngân hàng có phạm luật gì không? Xin chân thành cảm ơn các luật sư đã đọc tin.

Bạn là bên vay tiền trong hợp đồng cho vay, nếu bạn vi phạm về trả nợ bạn có thể:

- Bị Ngân hàng khởi kiện Tòa án để yêu cầu trả nợ gốc và lãi suất.

- Nếu bạn mất khả năng chi trả, Ngân hàng sẽ yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp (căn nhà)  và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn không cho bạn chuyển dịch các tài sản khác như 8 chiếc sà lan hoặc tài sản có giá trị khác để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ còn lại.

Ngoài nợ gốc bạn còn phải trả lãi suất quá hạn theo quy định ngân hàng hoặc hợp đồng cho vay.

Lưu ý hợp đồng cho vay phải được công chứng nếu không bị coi vô hiệu.

- Khi ra Tòa bạn cũng có quyền xin Tòa án cho bạn một thời gian để khắc phục vì hiện do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế nên bạn bị mất khả năng chi trả, Bạn cũng nên tổ chức sắp xếp và chứng minh khả năng khắc phục và sẽ thanh toán tiếp nợ trong tương lai, Tòa án cũng có thể xem xét để hòa giải và yêu cầu Tòa án cho bạn một thời gian khắc phục.
 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
295 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào