Sếp nữ quấy rối tình dục nam nhân viên bị phạt thế nào?
Theo “Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc” do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam công bố vào ngày 25/5/2015, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được hiểu như sau:
“Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý xúc phạm đối với người nhận, tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.
Các hình thức quấy rối tình dục bao gồm:
- Hành vi mang tính thể chất: tiếp xúc, động chạm, sờ mó, vuốt ve…tấn công tình dục, cưỡng dâm…
- Hành vi quấy rối bằng lời nói: quấy rối tình dục bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục, những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
- Hành vi phi lời nói: quấy rối tình dục bằng hành vi phi lời nói gồm các hành động không được như mong muốn: ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của ngón tay... Hình thức này bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.
Xử phạt người có hành vi quấy rối tình dục
Dù Bộ luật Lao động năm 2012 quy định hành vi “ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc” là một trong các hành vi bị cấm, tuy nhiên pháp luật hiện tại lại chưa có quy định cụ thể về các hình phạt đối với hành vi quấy rối tình dục.
Trong thực tế, người có hành vi quấy rối tình dục có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng với hành vi quấy rối (nếu có). Cụ thể: Người quấy rối thực hiện hành vi “vó cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.
Quy định của pháp luật về tội hiếp dâm
Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, bị phạt tù từ hai năm đến 7 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Đối với nhiều người;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm…”.
Đối chiếu quy định vừa trích dẫn ở trên với trường hợp của bạn, nếu muốn khởi kiện nữ giám đốc về “Tội hiếp dâm” theo quy định tại Điều 111, bạn phải chứng minh hành vi giao cấu là trái ý muốn của bạn, thông qua việc bạn đã bị sử dụng vũ lực, bị đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác.
Trường hợp giám đốc cố ý làm cho bạn lâm vào tình trạng say rượu cũng được coi là sử dụng thủ đoạn nhằm đưa nạn nhân vào tình trạng không thể chống cự được để thực hiện hành vi giao cấu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?