Thủ tục đăng ký kết hôn của 2 công dân Việt Nam tại Úc
Theo quy định tại Khoản 2, mục 2, Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31/12/2008 hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam quy định: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước, mà một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ là công dân Việt Nam tạm trú, sẽ thực hiện việc đăng ký kết hôn. Do vậy, hai bạn có thể đến Đại sứ quán Việt Nam tại Úc để thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định.
Tôi chưa biết cả hai bạn còn mang quốc tịch Việt Nam hay chỉ một người còn mang quốc tịch Việt Nam? Trường hợp các bạn đều không còn mang quốc tịch Việt Nam thì không thể đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam được.
Trường hợp cả hai bạn hoặc 1 trong hai bạn vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn tại đại sứ quán Việt Nam thì các bạn phải đáp ứng được các điều kiện sau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì mới đủ điều kiện đăng ký kết hôn. Các điều kiện đó gồm:
Điều 9. Điều kiện kết hônNam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
Đồng thời không thuộc những trường hợp bị cấm kết hôn được quy định tại Điều 10
Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.
Nếu đáp ứng được những điều kiện trên thì các bạn có thể đến Đại sứ quán Việt Nam để thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Về hồ sơ đăng ký kết hôn và thời hạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được quy định như sau:
Tờ khai xin đăng ký kết hôn (theo mẫu);
Bản sao hộ chiếu và xuất trình bản chính để đối chiếu;
Giấy chứng nhận sức khỏe không bị mắc bệnh truyền nhiễm...của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 6 tháng;
Giấy xác nhận nhận về tình trạng hôn nhân của người đó.
Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở một nước khác thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự VN tại nước đó về tình trạng hôn nhân của người đó.
Cả hai phải có mặt tại Đại sứ quán Viêt Nam để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trong trường hợp có người vắng mặt thì phải có đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ.
Thời hạn giải quyết
30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp có yêu cầu cơ quan hữu quan ở trong nước xác minh theo quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì thời hạn kéo dài thêm 45 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?