Chủ tịch nước được bầu thế nào?
Chủ tịch nước được bầu thế nào?
Theo quy định tại Điều 86 Hiến pháp 2013: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại”.
Điều 87 Hiến pháp 2013 quy định: “Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước”.
Quy trình bầu chủ tịch nước được quy định tại Điều 32 Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về trình tự bầu Chủ tịch nước như sau:
Trình tự bầu Chủ tịch nước
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
2. Ngoài danh sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử.
3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử (nếu có).
5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
7. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
8. Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
9. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
10. Quốc hội thảo luận.
11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
12. Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
13. Chủ tịch nước tuyên thệ.
Chủ tịch nước được bầu thế nào? (Hình từ Internet)
Khoản 3 Điều 29 Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
Ban kiểm phiếu
...
3. Ban kiểm phiếu xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử;
b) Việc phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành;
c) Việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Theo đó, thông thường trình tự bầu Chủ tịch nước sẽ trải qua các giai đoạn bao gồm:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
- Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.
- Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu.
- Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín.
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch nước.
- Quốc hội thảo luận.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết.
- Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.
- Chủ tịch nước tuyên thệ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?