Tham khảo điều luật 136 và điều 46 BLHS

Tôi có hành vi " trộm cắp tài sản" với giá trị là 10 triệu đồng. Nay tôi bị khởi tố hình sự, trong đơn khởi tố hình sự ghi rằng tôi bị khởi tố theo điều 136 BLHS.Nay tôi được tại ngoại tại nơi cư trú. Theo khoản 1 điều 136 BLHS là "Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm." Tuy nhiên theo điều 46, tôi được các tình tiết giảm nhẹ theo điểm b, điểm g, điểm h, điểm p và điểm s tại khoản 1 điều 46 BLHS. Theo điều 47 BLHS thì tôi có trên 2 tình tiết giảm nhẹ tội, thế tôi có được hưởng mức án thấp nhất không? Trong đơn khởi tố của Công an gửi Tòa án tôi không thấy các tình tiết giảm nhẹ tội. Vậy các tình tiết giảm nhẹ tội được ghi rõ tại đâu? làm sao để hưởng các tình tiết giảm nhẹ tội? Và mức án tối đa tôi phải chịu là như thế nào? Và có được hưởng án treo không? Nếu được hưởng án treo thì trong bao lâu tôi có thể xóa án để làm lại cuộc đời? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trước hết về Tội trộm cắp được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự, nếu bạn bị khởi tố theo điều 136 tức là tội cướp giật tài sản.

Điều 136. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu  thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương  tật từ 11% đến 30%;

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm  chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

 

Tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Về nguyên tắc cơ quan cảnh sát điều tra có chức năng làm rõ có hay không có hành vi phạm tội, để từ đó đề nghị VKS cùng cấp truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Trong kết luận điều tra Cơ quan cảnh sát phải tóm tắt quá trình phạm tôi, thiệt hại về tài sản các hành vi và tình tiết khác cũng như đề nghị VKS truy tố về tội danh cụ thể. Thông thường cơ quan cảnh sát điều tra chỉ lập hồ sơ với các thông tin cơ bản như họ tên của người phạm tội, về nhân thân, về hoàn cảnh gia đình.... các tình tiết giảm nhẹ có thể có như chủ động khắc phục hậu quả.

Những thông tin này không được tách riêng một mục cụ thể trong Kết luận điều tra.

Trường hợp bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như bạn nêu thì bạn cần chứng minh nó hoặc nhờ người khác chứng minh các tình tiết này để được hưởng mức án nhẹ nhất có thể.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
168 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào