Ông bà làm di chúc khi ba đã mất

ông nội em có 3 ng con trai và 2 ng con gái, trong đó bố em  là con trai cả. Gia đình vẫn êm ấm cho tới khi bố em mất năm 2003 ( Khi đó ông bà em vẫn còn). Một ông chú sau bố em đi bộ đội và giờ đang sống ngoài Hà Nội, có 1 ngôi nhà 3 tầng và 1 con trai 1 gái, cuộc sống thoải mái. Một ông chú út thì có mảnh đất ở quê gần nhà em. Nhà em thì ở mảnh đất của tổ tiên ( 280m2). Khi bố em mất xong thì mọi người bắt đầu có ý định chia đất cho ông chú  thứ 2 ở HN. Bà nội em thì ko hợp với nhà em nên gần như ko ở nhà từ năm 1985, khi đó bà ra ở với cô con gái của bà ngoài HN vì cô sinh em bé, bà ở cho tới năm 1997 thì về khi chú út lấy vợ, rồi bà ở luôn bên nhà chú út đến năm 2009 thì ko hợp với bà thím nên bà lại về nhà em ở đến giờ. ông em thì rất lành, khi ông mất năm 2007 thì bà( và các cô chú) xúi giục bảo ông viết di chúc, vì ông lành và thương nhà em rất nhiều, sau đó nhờ ng viết và mọi ng ký tên vào. có cuộc họp cả gia đình. Đến năm 2009 bà phải quay lại nhà em ở. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( Sổ đỏ ) hiện giờ đứng tên em.(Đã mất). Khoảng những năm 90 thì sổ đỏ vẫn đứng tên ông bà em, nhưng sau đó thì vì bà sống ở nhà cô con gái ngoài hà nội hơn chục năm nên có việc thảo luận và nói miệng rằng miếng đất của ông chú bây giờ thì của ông, ông mất thì cho em. Thế nên sau đó làm lại sổ đỏ và sổ đỏ đứng tên ba em. và bây giờ ông chú thứ 2 đang xây nhà trên mảnh đất nhà em và xây xong sẽ đòi chia sổ đỏ. Vậy em xin hỏi: Việc di chúc như trên là đúng hay say. Người làm di chúc có cần phải đứng tên sổ đỏ ko. Em có quyền lợi và lợi thế gì ko khi ra toà án giải quyết tranh chấp đất đai này. Em xin cảm ơn các luật sư rất nhiều

Nếu sổ đỏ đang đứng tên bạn thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Theo thông tin bạn cung cấp thì tôi cũng không biết bạn được đứng tên sổ đỏ do làm bằng cách nào? Tuy nhiên theo tôi chắc được ông bà làm thủ tục tặng cho. Nếu như vậy thì ông không còn quyền lập di chúc (sau thời điểm cấp sổ đỏ).
Khi di chúc lập sau thời điểm tặng cho thì di chúc đó vô hiệu (Di sản không còn). Hiện giờ bạn đang là người có quyền sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất đó. Bạn cần làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp gửi UBND xã và yêu cầu đình chỉ hành vi xây dụng trái phép.
Bạn hoàn toàn có lợi thế khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật thì có được thừa kế theo pháp luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con bị thiểu năng trí tuệ có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có cần người làm chứng khi lập di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết chữ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lập di chúc? Lập di chúc bằng cách đánh máy có cần người làm chứng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc ở văn phòng luật sư có hợp pháp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ của người để lại di sản không có tên trong di chúc thì có được nhận thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ của người lập di chúc không có tên trong di chúc thì có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lập di chúc bằng văn bản cần bao nhiêu người làm chứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha dượng có được viết di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc có được gửi cho người quen giữ không? Người nhận di chúc cần phải làm gì khi người viết di chúc qua đời?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di chúc
Thư Viện Pháp Luật
214 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào