Em muốn hỏi về luật hình sự

Em có 1 người bạn sinh năm 1993, hiện đang học trường THPT và chưa đủ 18 tuổi. Bạn em có quen với 1 người bạn gái và rất thương yêu cô ta, 2 người quen nhau 1 khoảng thời gian là 1 năm thì người bạn gái muốn chia tay bạn em, 2 người đi nhà nghĩ và có quan hệ với nhau, sau khi quan hệ xong thì người bạn gái nói muốn chia tay bạn em, trong lúc tức tối bạn em đã dùng dao xô xát với nhau khiến người bạn gái bị thương nặng, bạn em vội đưa người bạn gái đến bệnh viện để cấp cứu, người bạn gái đã được chữa trị và cấp cứu kịp thời, về phía bạn em thì gia đình cũng đã lo và đóng các khoản phí của bệnh viện cho người bạn gái. Thế nhưng gia đình người bạn gái đã đưa đơn kiện lên công an thành phố khởi kiện bạn em, nhưng về sau thì gia đình người bạn gái đã rút đơn kiện lại, vậy em muốn hỏi là như vậy thì bạn em có phải ra tòa không? và nếu ra tòa thì bạn em sẽ phải nhận hình phạt như thế nào? Mong các anh chị, cô chú luật sư tư vấn giùm em. Em xin chân thành cảm ơn

1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Khoản 1, Điều 12 BLHS quy định: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.".
          Như vậy, nếu bạn của bạn chưa đủ 18 tuổi nhưng nếu đã đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi loại tội phạm.  Hành vi trên có thể phạm vào hai tội là Tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 cụ thể như sau:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.                 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”.

        2. Điều 105 BLTTHS quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại như sau:
 “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”.

Như vậy nếu hành vi của người đó chỉ phạm tội thuộc khoản 1, Điều 104 BLHS và gia đình bị hại rút đơn đề nghị khởi tố trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án mới được đình chỉ. Còn nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 2, Điều 104 thì dù gia đình bị hại có rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án vẫn được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
243 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào