Mức phạt vi phạm quy định về nếp sống văn hóa ở nội thành Hà Nội sẽ cao hơn địa phương khác
Sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, tại Khoản 2, Điều 20 có đề cập: "Việc xử phạt vi phạm hành chính ở nội thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định sau đây:
a) Hội đồng nhân dân TP Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai và xây dựng;
b) Các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản này thì cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó".
Căn cứ Luật Thủ đô, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa trên nguyên tắc tăng gấp đôi số tiền phạt.
Cụ thể, các hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn hóa sẽ áp dụng mức phạt theo Điều 10, Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND như sau:
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa (theo hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 15, Nghị định 158/2013/NĐ-CP chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng).
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi (theo hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15, Nghị định 158/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng).
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam (theo hành vi quy định tại Khoản 3 Điều 15, Nghị định 158/2013/NĐ-CP, phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng).
Như vậy, khi nhận quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, các ông (bà) có thể đối chiếu văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ với Luật Thủ đô để có căn cứ xác định mức xử phạt đã đúng và phù hợp hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?