Trong vụ án hành chính, pháp luật quy định trách nhiệm bảo quản chứng cứ là của ai
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, bảo quản chứng cứ là vấn đề hết sức quan trọng để tránh việc hư hỏng hoặc bị tiêu hủy làm cho việc giải quyết vụ án hành chính không được đầy đủ, toàn diện, khách quan. Vì vậy, Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định cụ thể trách nhiệm bảo quản chứng cứ tại Điều 88. Theo đó, bảo quản chứng cứ là trách nhiệm của Tòa án, người đang lưu giữ chứng cứ hoặc người thứ ba được Tòa án giao bảo quản, cụ thể là:
- Chứng cứ đã được giao nộp tại Toà án thì việc bảo quản chứng cứ đó do Toà án chịu trách nhiệm.
- Chứng cứ không thể giao nộp được tại Toà án thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.
- Trong trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?