Quy định của pháp luật về việc xem xét, đánh giá chứng cứ
Xem xét tình huống trên thì chưa đủ dữ liệu để khẳng định việc Tòa án bác đơn kiện của A là đúng hay sai. Tuy nhiên, việc Tòa án chỉ căn cứ vào biên bản họp của Hội đồng kỷ luật và lời khai của người đại diện cơ quan M rồi ra quyết định bác đơn kiện của A mà không xem xét, đánh giá các chứng cứ khác như nói ở trên là chưa đúng quy trình, thủ tục và nguyên tắc hoạt động tố tụng. Chứng cứ là căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là có căn cứ hợp pháp hay không cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ kiện hành chính. Vì vậy, chứng cứ phải được xem xét, đánh giá theo đúng quy định tại Điều 89 Luật Tố tụng hành chính Có nghĩa là:
- Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
- Toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ. Việc công bố và sử dụng chứng cứ được quy định Điều 90 Luật Tố tụng hành chính, như sau:
- Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
- Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật về những chứng cứ thuộc trường hợp không công bố công khai quy định tại khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?