Người tố cáo được bảo vệ thế nào?

Thông qua việc một người bạn của tôi ở cùng khu dân cư làm nhà ở, có vi phạm quy tắc xây dựng bị cơ quan chức năng xử lý, tôi được biết có cán bộ đã nhận tiền của chủ nhà để rồi bỏ qua việc xử phạt theo quy định. Tôi muốn phản ánh việc này với cơ quan quản lý cán bộ đó hoặc cấp trên của họ nhằm có biện pháp giáo dục, ngăn chặn những hành vi vi phạm. Tuy nhiên tôi cũng thấy không thật yên tâm sợ bị liên lụy đến mình. Xin cho biết pháp luật có quy định về loại việc đó như thế nào? (Hoàng Hồng – Cam Ranh)

Luật Tố cáo được xây dựng mới thay thế cho các quy định về tố cáo trong Luật Khiếu nại, tố cáo trước đây đã dành một Chương (Chương V) với 7 Điều luật về bảo vệ người tố cáo, ngoài ra còn nhiều quy định về bảo vệ người tố cáo được quy định ở một số điều khác trong Luật. Sau khi Quốc hội ban hành Luật, Chính phủ đã có Nghị định số 76/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo. Nghị định này cũng đã dành một Chương (Chương 3) đưa ra các biện pháp bảo vệ người tố cáo và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ người tố cáo.

Các văn bản pháp luật này đã quy định cụ thể việc bảo vệ người tố cáo, đồng thời với việc bảo vệ người thân thích của người tố cáo. Nội dung bao gồm việc bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo trong quá trình tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố cáo; trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.

Việc bảo vệ người tố cáo được thực hiện tại nơi cư trú, nơi công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của người cần được bảo vệ.

Khi tiếp nhận tố cáo, thụ lý giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin nếu tiết lộ sẽ gây bất lợi cho người tố cáo để áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.

Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, xâm hại đến tài sản, xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình hoặcngười thân thích của mình thì người tố cáo có quyền yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập, hoặc nơi có tài sản, hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
196 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào